Số báo danh:
11
Giới thiệu:
Tác giả Đào Trần
Tam giác mạch nở hoa...
Ba năm về trước, tôi đến với Hà Giang vào một ngày đầu tháng mười se se lạnh, cái chớm lạnh vùng cao đem đến cho con người ta thứ cảm giác đặc biệt, khó diễn tả. Tạm xa rời một Hà Nội xô bồ, náo nhiệt, tôi khao khát tìm về với một miền đất bình yên, không quá nhiều hứa hẹn nhưng cũng đủ xoa dịu nỗi khát nhớ cái hoang dại của thiên nhiên.
Hà Giang- miền đá nở hoa, tôi không rõ cái tên ấy có nói hết được vẻ đẹp của vùng đất đó không nhưng với tôi, nó còn là miền thương, miền nhớ, nơi có những con người hồn hậu, sống yên bình trong vùng đất của riêng mình. Hà Giang vào những ngày đầu tháng mười, cái tiết trời chớm đông se lạnh, nắng vẫn còn vàng ươm trải dài như mật ngọt trên các cung đường, vách núi, trên những mái nhà xưa cũ.
NỐT TRẦM CỦA TÌNH CA TRÊN ĐÁ
Hà Giang vẫn cứ đẹp, vẫn cứ hùng vĩ, phóng khoáng và mộng mơ đến vậy cho đến khi tôi gặp các em - những đứa trẻ của miền đá.
Trên vách đá, những đứa trẻ nô đùa vui vẻ, những đứa trẻ lớn lên cùng đá núi, đôi mắt trong veo, sáng ngờ trên khuôn mặt nhem nhuốc, mái tóc vàng hoe lơ thơ trước gió. Tôi gặp lũ trẻ trên đỉnh núi, một nhóm bảy, tám đứa.
Cô chị nhỏ bé, gầy gò trên lưng địu đứa em nhỏ, một tay dắt đứa lớn hơn, một tay cầm bó hoa cải trắng, mò mẫm trên một mỏm đá rìa đường. Cô bé địu em ngủ trên vai, vận chiếc váy thổ cẩm và chiếc áo hoa đã chật, khuôn mặt trẻ thơ mang nặng những suy tư. Đứa em nhỏ vẫn ngon giấc ngủ trên lưng chị, một bên là vách núi dựng đứng, bên là vực đá thẳm sâu. Gió núi lạnh heo hút, ba đứa trẻ vẫn cứ lặng lẽ dìu dắt nhau đi trên đá.
Cậu bé người Mông mặt nhem nhuốc chỉ nhìn thấy đôi mắt sáng ngời ầng ậc nước, ngồi đợi đứa chị từ trên núi đi xuống với một bó lau sậy lớn ở trên vai. Một lũ trẻ khác tinh nghịch ngồi trên chiếc vỏ chai nhựa trượt dọc theo con dốc. Bóng tối nuốt chửng nửa ngọn núi, chúng rời vách đá tản về phía các bản làng sau dãy núi, tiếng cười nói ríu tít vang lên trong hoàng hôn tĩnh lặng.
NHỮNG NỐT TRẦM “BAY BỔNG”
Tôi nhìn bóng những đứa trẻ khuất dần và tự hỏi: liệu rằng chúng có thấy cuộc sống của mình quá khổ cực, rồi theo một cách nào đó, tôi nghĩ có lẽ chúng sẽ không thấy mình khổ như tôi nghĩ, chúng chẳng có một khái niệm gì về thành phố hoa lệ để so sánh, vậy thì sao nói cuộc sống đó là khổ. Sự khốn khổ không thể đong đếm bằng sự thiếu thốn về vật chất, chúng có một bản làng xinh đẹp, một đất trời dấu làm của riêng, sống đời giản dị trong đó, yêu thương và nở hoa trên đá.
Chúng sẽ chẳng như tôi, như ai đó trong số chúng ta, lo lắng về tương lai, cố gắng vắt kiệt sức mình để theo đuổi thứ gì đó mình cho là lớn lao mà đôi khi lại chẳng thể hình dung ra hình hài của nó. Tôi sống nhiều trong sự bất lực của bản thân, so kè với người khác để rồi thấy bản thân thảm hại và kiệt quệ. Nhưng rồi nhìn lại, chúng ta sẽ tự thấy, vứt bỏ những khái niệm, quy chuẩn để định hướng bản thân mình phải trở thành người như này, cuộc sống và tương lai của mình phải thế kia, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Như những đứa trẻ tôi gặp, chúng ta cứ nghĩ chúng có một tuổi thơ bất hạnh, nhưng chính chúng ta mới là những kẻ NGƯỜI LỚN chật vật, khi cứ đi lấy vật chất để đong đếm niềm vui.
Cứ cố gắng để theo đuổi mục tiêu cuộc sống và đam mê, nhưng đừng bao giờ đè nặng nó. Hãy học cách những đứa trẻ nuông chiều tuổi thơ của chúng, sống hạnh phúc với chính mình của ngày hôm nay và trân quý những ngày cũ. Và rồi tam giác mạch sẽ lại nở hoa trên đá…
Tam giác mạch nở hoa...
Ba năm về trước, tôi đến với Hà Giang vào một ngày đầu tháng mười se se lạnh, cái chớm lạnh vùng cao đem đến cho con người ta thứ cảm giác đặc biệt, khó diễn tả. Tạm xa rời một Hà Nội xô bồ, náo nhiệt, tôi khao khát tìm về với một miền đất bình yên, không quá nhiều hứa hẹn nhưng cũng đủ xoa dịu nỗi khát nhớ cái hoang dại của thiên nhiên.
Hà Giang- miền đá nở hoa, tôi không rõ cái tên ấy có nói hết được vẻ đẹp của vùng đất đó không nhưng với tôi, nó còn là miền thương, miền nhớ, nơi có những con người hồn hậu, sống yên bình trong vùng đất của riêng mình. Hà Giang vào những ngày đầu tháng mười, cái tiết trời chớm đông se lạnh, nắng vẫn còn vàng ươm trải dài như mật ngọt trên các cung đường, vách núi, trên những mái nhà xưa cũ.
NỐT TRẦM CỦA TÌNH CA TRÊN ĐÁ
Hà Giang vẫn cứ đẹp, vẫn cứ hùng vĩ, phóng khoáng và mộng mơ đến vậy cho đến khi tôi gặp các em - những đứa trẻ của miền đá.
Trên vách đá, những đứa trẻ nô đùa vui vẻ, những đứa trẻ lớn lên cùng đá núi, đôi mắt trong veo, sáng ngờ trên khuôn mặt nhem nhuốc, mái tóc vàng hoe lơ thơ trước gió. Tôi gặp lũ trẻ trên đỉnh núi, một nhóm bảy, tám đứa.
Cô chị nhỏ bé, gầy gò trên lưng địu đứa em nhỏ, một tay dắt đứa lớn hơn, một tay cầm bó hoa cải trắng, mò mẫm trên một mỏm đá rìa đường. Cô bé địu em ngủ trên vai, vận chiếc váy thổ cẩm và chiếc áo hoa đã chật, khuôn mặt trẻ thơ mang nặng những suy tư. Đứa em nhỏ vẫn ngon giấc ngủ trên lưng chị, một bên là vách núi dựng đứng, bên là vực đá thẳm sâu. Gió núi lạnh heo hút, ba đứa trẻ vẫn cứ lặng lẽ dìu dắt nhau đi trên đá.
Cậu bé người Mông mặt nhem nhuốc chỉ nhìn thấy đôi mắt sáng ngời ầng ậc nước, ngồi đợi đứa chị từ trên núi đi xuống với một bó lau sậy lớn ở trên vai. Một lũ trẻ khác tinh nghịch ngồi trên chiếc vỏ chai nhựa trượt dọc theo con dốc. Bóng tối nuốt chửng nửa ngọn núi, chúng rời vách đá tản về phía các bản làng sau dãy núi, tiếng cười nói ríu tít vang lên trong hoàng hôn tĩnh lặng.
NHỮNG NỐT TRẦM “BAY BỔNG”
Tôi nhìn bóng những đứa trẻ khuất dần và tự hỏi: liệu rằng chúng có thấy cuộc sống của mình quá khổ cực, rồi theo một cách nào đó, tôi nghĩ có lẽ chúng sẽ không thấy mình khổ như tôi nghĩ, chúng chẳng có một khái niệm gì về thành phố hoa lệ để so sánh, vậy thì sao nói cuộc sống đó là khổ. Sự khốn khổ không thể đong đếm bằng sự thiếu thốn về vật chất, chúng có một bản làng xinh đẹp, một đất trời dấu làm của riêng, sống đời giản dị trong đó, yêu thương và nở hoa trên đá.
Chúng sẽ chẳng như tôi, như ai đó trong số chúng ta, lo lắng về tương lai, cố gắng vắt kiệt sức mình để theo đuổi thứ gì đó mình cho là lớn lao mà đôi khi lại chẳng thể hình dung ra hình hài của nó. Tôi sống nhiều trong sự bất lực của bản thân, so kè với người khác để rồi thấy bản thân thảm hại và kiệt quệ. Nhưng rồi nhìn lại, chúng ta sẽ tự thấy, vứt bỏ những khái niệm, quy chuẩn để định hướng bản thân mình phải trở thành người như này, cuộc sống và tương lai của mình phải thế kia, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Như những đứa trẻ tôi gặp, chúng ta cứ nghĩ chúng có một tuổi thơ bất hạnh, nhưng chính chúng ta mới là những kẻ NGƯỜI LỚN chật vật, khi cứ đi lấy vật chất để đong đếm niềm vui.
Cứ cố gắng để theo đuổi mục tiêu cuộc sống và đam mê, nhưng đừng bao giờ đè nặng nó. Hãy học cách những đứa trẻ nuông chiều tuổi thơ của chúng, sống hạnh phúc với chính mình của ngày hôm nay và trân quý những ngày cũ. Và rồi tam giác mạch sẽ lại nở hoa trên đá…
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0