Số báo danh:
15
Giới thiệu:
Tác giả Jordan Phạm
VIẾT LẠI NĂM 30
Thật ra năm nay tôi 29. Ở độ tuổi này, 27-28-29 hay 30 thì cũng như nhau cả thôi, gọi bạn xưng tôi vẫn ổn.
Ở tuổi này, người ta không đọ nhau số tuổi. Người ta đọ nhau bằng sự nghiệp.
…………………………
“Chị hai coi lại sao, chứ tui thấy thằng Thức nó bị ngu không giống gen nhà mình! Chắc nó giống anh hai!”
Mẹ vừa đơm đả mời nước vừa cười trừ, còn tôi trốn trong góc mà ôm mặt khóc thút thít, tức đến xém nức ra thành tiếng vì cái giọng điệu mỉa mai, huênh hoang của cậu.
Ngày đó tôi ghét cậu nhiều lắm, vì canh có mặt tôi với người lớn khác thì cậu lại huênh hoang trêu chọc tôi. Đặc biệt là cậu hay so sánh tôi với con cậu. Làm có lúc, tôi cũng ghét đến mức muốn đạp nó thủng bụng cho xong. Lúc đấy nó mới 6 tuổi, nhưng tánh tình háo thắng hệt ba nó.
Năm tháng đi qua, mấy câu nói ấy cứ theo tôi lớn dần. Ngày đó, tôi nghĩ những gì người lớn nói về tôi chắc là đúng, tôi nghĩ mình vô dụng, làm cái gì cũng lọng cọng, chậm chạp hơn người ta. Tinh thần thì bị tản mát không tập trung được gì cả.
Chuyện đi học có lẽ cũng không khá hơn. Có năm trong quá khứ lại còn lêu lỏng, ham chơi game. Vì ngày đó tôi chán mấy người cô của tôi lắm. Hễ tôi hỏi cái gì ra xa chủ đề thì liền bị quát lại. Tôi viết tập làm văn cũng lủng củng. Mặc dầu chính tả tốt do mẹ tôi rèn luyện từng chữ cho tôi nhưng đến lớp vẫn thường hay bị điểm 0 vì lặp lại quá nhiều câu từ ngô nghê, thích gì thì thêm đấy không có thứ tự, “thì- là- mà- nà” đập choảng nhau loạn xạ cả lên trong một câu ghép ngắn ngủn.
Thế giới quan của tôi cũng không giống các bạn nên trong môn vẽ cũng không được điểm cao vì tư duy không gian bị méo mó. Môn toán số lại càng tệ hơn, vì lên đến lớp 4 thì tôi mất căn bản hoàn toàn phép chia số dư.
Ngày ấy ba tôi ở với gia đình mới, còn mẹ hay đi bán trứng vịt tuốt trong bưng biềng. Từ dạo sáng đã thấy mẹ mua cho tôi hộp cơm tấm 5.000 đồng, nấu vội mấy món ăn để dành rồi lủi hủi xách chiếc Dream đi đâu mất tận tối mới về. Có khi khuya lại để tôi ngủ một mình lẻn đi thu tiền nợ trứng vịt, gà. Nửa đêm mò dậy, thấy cái gối chèn kế bên, tôi tháo chạy ra khỏi căn nhà không đèn, ngồi khóc hù hụ bên cầu nước với ông trăng.
“Ông trăng ơi, sao mẹ cứ bỏ con đi hoài vậy!”
Cả xóm nhỏ người ta nghe hết nhưng không ai thèm dậy. Người ta nghĩ, chắc là bà ta lại đi…”công việc” bỏ thằng nhỏ nữa rồi.
Ngày đó cả xóm hay đồn mẹ tôi quen người đàn ông khác nên mẹ hay đi gặp nhân tình. Tôi bị mấy đứa trong xóm chê cười là đồ ăn chực. Đứa trẻ như tôi không biết vì sao. Có thể mẹ nấu ăn không ngon, hoặc những bữa cơm của nhà cũng đơn lẻ nên tôi thèm cái cảm giác ăn chực nhà người. Thèm lắm. Cơm toàn rau kèo nèo, đọt dừa nước chấm mắm mẳn mà tôi ăn liền mấy chén. Người ta méc mẹ tôi. Nói “bà dạy con không khéo để con bà nó đi ăn chực nhà người ta mà ăn ngồn ngộn thế kia!”. Mẹ vừa ôm vừa mắng, “nhà mình đâu có thiếu thốn, con muốn ăn gì mẹ cho nấy, sao cứ thích đi ăn cơm nhà người vậy?”
Tôi không trả lời được, chỉ cười trừ.
Mấy đứa trẻ trong xóm cũng ưa bắt nạt tôi. Tụi nó ỷ có anh chị lớn ở nhà nên cái gì cũng lấn lướt. Tôi cũng có chị, nhưng chị tôi lên thành phố học từ mấy năm nay. Thành thử tôi nhịn vậy riết quen, cũng không thấy gì quá đáng. Có lẽ từ đó về sau mà tánh tôi hay bỏ qua chuyện cho xong. Không muốn đôi co với ai. Thiệt thòi nhận về mình.
Duy chỉ có mấy quyển truyện Đô – rê- mon, gương người tốt việc tốt, truyện kiếm hiệp, siêu nhân, khoa học huyền bí,... là bầu bạn chân tình với tôi suốt những năm ấu thơ. Ít ra thì mấy câu chuyện đấy vẫn có thể giải đáp cho tôi về cái thế giới kỳ cục mà tôi hay thắc mắc.
Ngày đấy dưới quê, tư duy thế hệ trước không chuộng người hay văn đàn, hát hò, kể chuyện. Cha mẹ hay cấm cản con cái sinh hoạt Đoàn Đội, sợ nó ham mê quá rồi không học hành được gì nên dặn cô giáo nhớ kèm cặp con mình, đừng cho nó tham gia quá nhiều “chuyện tầm phào” của trường rồi nhanh tay chèn thêm cái bao thư nhỏ nhỏ cuộn tròn gọn hơ vào lòng bàn tay cô. Còn mẹ tôi thì hay đi công việc, nên có khi không gặp cô giáo được.
Bởi vậy, chỉ có tôi luôn “bị” chọn mặt gửi vàng tham gia vào các cuộc thi văn nghệ, kể chuyện của trường. Nói là ép, chứ thật ra tôi cũng thích. Vì ít ra mình còn được người ta nhìn nhận. Và có lẽ tôi làm được việc ấy tốt hơn bạn bè cùng lứa nên chẳng ai dạy tôi phải làm như thế nào, cứ phăng phăng đọc sơ qua mẩu truyện rồi kể thao thao bất tuyệt vậy mà thi đến đâu đạt giải đến đó.
Dầu gì thì tôi vẫn không chống được với thực tại việc mất căn bản trong chuyện học hành. Năm cuối cấp một, tí nữa là tôi đã không thể đậu tốt nghiệp tiểu học. Cô bạn cùng bàn đã phải cho tôi coi bài để qua môn toán. Lần nữa, tới tận lớp năm tôi cũng không thể hiểu được nguyên lý của phép chia số dư, không thể học thuộc lòng từng con chữ để ghi cho đúng ý thầy cô được.
Năm cấp 2 với tôi là sự khởi đầu mới. Số lượng môn học nhiều hơn, có những môn tôi rất thích, đọc ngấu nghiến cả ngày vì lượng kiến thức mới không bị gò ép như cấp 1. Lần đầu tiên tôi mới nghe nói có một thế giới nhỏ xíu xiu của mấy con vi khuẩn, lần đầu tiên tôi mới biết bên ngoài bầu trời xanh biếc kia có một vũ trụ còn lớn hơn thế giới quan tôi thấy bấy giờ. Tôi miên man trong trí tưởng tượng của mình như vậy.
Nên không khó khi tôi tỏ ra vô cùng thích môn tập làm văn tưởng tượng. Tôi viết liền tù tì mấy trang nộp cô giáo. Lần đầu tiên trong đời được giáo viên khen là có khả năng tưởng tượng tốt, tôi biết ơn cô tới bây giờ. Dù nay tôi vẫn chẳng có sự nghiệp gì… hổ báo cho lắm, nhưng sự động viên của cô lúc đấy đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Nếu không có cô, thì giờ này chắc tôi đã tự tử vì u uất mất rồi.
Tôi tự tin hơn. Trong một năm tôi vươn lên hạng giỏi của lớp. Tôi thuyết phục được mẹ để tham gia mấy câu lạc bộ Đoàn Đội của trường, được dịp quen thêm các anh chị ưu tú lớp trên nữa. Mấy anh chị hay viết văn, làm thơ,… tôi mê lắm. Cũng tỉ mẩn tập tành viết lách.
Đối với tuổi 8-9x thì báo Nhi Đồng, Khăn Quàng Đỏ hay Mực Tím là những tập báo gối đầu giường. Ở tiêu mục Viết Truyện Tản mạn, tôi gửi mấy lần đều không có phản hồi, sau nốt tôi định bỏ cuộc vì nghĩ chắc mình viết dở quá, mặc dầu mỗi lần viết là cảm xúc chạy về trong trí ồ ạt như bù mắt đâm đèn xe, tôi lại khóc tèm lem, không biết là khóc vì chuyện gì. Chỉ cảm thấy mỗi lần như thế thì câu chữ tuôn ra ào ạt không kềm được.
Lúc đó tôi toàn viết về mẹ, dù mẹ hay đi “việc” như người ta đồn nhưng tôi ngày ấy khù khờ đến thế nào cũng đều biết là mẹ thực sự đi làm ăn nuôi chị em tôi. Tôi thương mẹ nhiều lắm.
Còn thiên hạ hay ganh ghét đồn đoán vì lâu lâu mới thấy ở cái xóm biên giới có người phụ nữ mạnh mẽ như mẹ; thiên hạ ganh ghét người biết sống cho tâm hồn mình, dám vươn vai đứng dậy rũ bùn định kiến.
Hôm đó bài thơ tôi được đăng trên trang nhì của báo Khăn Quàng Đỏ. Tựa đề “Giọt Sớm”.
Thật tiếc vì tôi làm mất nó đến giờ không tìm lại được, nhưng ký ức về lần đầu xuất bản tác phẩm của mình thì tôi không bao giờ quên. Vui hơn nữa là 1 tuần sau tôi nhận được phong bì nhuận bút đầu tiên trong “sự nghiệp viết lách bị ngủ quên”.
“Mến gửi em Thức tiền nhuận bút từ Báo Khăn Quàng Đỏ.”
Tôi thấy mình bắt đầu… “có giá” hẳn, trường cũng chọn bài thơ của tôi để đọc trong giờ giải lao. Sau đó tôi viết tiếp một bài về mẹ kế của mình nữa thì ngưng hẳn vì bận thi cuối cấp, rồi chuyển qua học nâng cao, học sinh giỏi các kiểu A B C, …
Vậy đó, mà cuộc đời tôi tréo ngoe thế nào, ra trường đi làm Hướng Dẫn Viên Du lịch, dùng câu văn mình lấy cảm tình du khách. Đúng là không chạy đâu cho thoát chữ “nghiệp”.
Đương lúc sự nghiệp có chút phát triển, Cô-vi ập đến cái đùng. Tôi tê liệt gần 2 năm. Bao nhiêu vốn liếng cuối cùng tôi bòn rút xây quán cà phê nhỏ nhỏ để kiếm sống qua ngày. Chờ hết cơn bỉ cực, du lịch hồi sinh trở lại, tôi tiếp tục tung tăng cho thỏa chí.
Nhưng ai ngờ dịch lâu quá, mà còn biến thể đủ kiểu nữa chứ. Tôi mất niềm tin dần dà, dù lý trí lắm rồi. Thế là bạn tôi bên IT bảo mày thử ngành Content writing xem sao. Tao thấy mày cũng hợp. Tôi thử tìm, mới thấy nghề viết đang thịnh hành lắm. Nhu cầu viết trở nên hot hơn bao giờ. Và rằng, viết là một trong những ngành mà Công nghệ AI dù có thông minh đến mấy cũng không thể nào bằng con người được. Đơn giản vì nó không thể có trải nghiệm yêu, ghét nhiều như ta.
Nhưng tôi vẫn hoàn toàn chưa tin tưởng được quyết định của bản thân, vì “quá khứ” thì vẫn còn đó, mà tương lai cứ ngày càng bất định như vòng quay...lô tô ấy. Sau khi xem xét qua hết các chọn lựa lý trí, tôi rút thử quả Tarot tâm linh, rút ba lần vẫn cho kết quả là nên theo nghề viết.
Thế là tôi quay trở lại chập chững, thấy rối mù tịt. Không phải muốn viết gì là viết, viết cũng có năm bảy đường. Viết rồi thì phải học thêm mấy cái linh tinh khác nữa để hỗ trợ, viết phải có định hướng. Cũng như sống ở thời này, làm việc mà không đa nhiệm, không định hướng thì sống không nổi. Tôi “nằm vùng” ở nghìn lẻ một nhóm Viết, thấy mấy bạn Gen Z giỏi quá, công nghệ, đồ họa, gì cũng biết. Còn tôi lọ mọ lại từng ngày dù đã ở tuổi sắp 30.
Nhưng không sao, người ta bảo, khi bạn thấy rối, có nghĩa là bạn dần thấy vấn đề nằm ở chỗ rối. Đấy là về mặt khoa học tâm lý. Còn liều doping hôm nay cho tôi là đoạn nhạc rap mà đứa hàng xóm kế bên nhà hay bật:
“Năm nay 25 hay 30, 35. Thirty under thirty hay Suboi đi xin xăm.
Ai nói giấc mơ đã chết khi ta qua 25…”
VIẾT LẠI NĂM 30
Thật ra năm nay tôi 29. Ở độ tuổi này, 27-28-29 hay 30 thì cũng như nhau cả thôi, gọi bạn xưng tôi vẫn ổn.
Ở tuổi này, người ta không đọ nhau số tuổi. Người ta đọ nhau bằng sự nghiệp.
…………………………
“Chị hai coi lại sao, chứ tui thấy thằng Thức nó bị ngu không giống gen nhà mình! Chắc nó giống anh hai!”
Mẹ vừa đơm đả mời nước vừa cười trừ, còn tôi trốn trong góc mà ôm mặt khóc thút thít, tức đến xém nức ra thành tiếng vì cái giọng điệu mỉa mai, huênh hoang của cậu.
Ngày đó tôi ghét cậu nhiều lắm, vì canh có mặt tôi với người lớn khác thì cậu lại huênh hoang trêu chọc tôi. Đặc biệt là cậu hay so sánh tôi với con cậu. Làm có lúc, tôi cũng ghét đến mức muốn đạp nó thủng bụng cho xong. Lúc đấy nó mới 6 tuổi, nhưng tánh tình háo thắng hệt ba nó.
Năm tháng đi qua, mấy câu nói ấy cứ theo tôi lớn dần. Ngày đó, tôi nghĩ những gì người lớn nói về tôi chắc là đúng, tôi nghĩ mình vô dụng, làm cái gì cũng lọng cọng, chậm chạp hơn người ta. Tinh thần thì bị tản mát không tập trung được gì cả.
Chuyện đi học có lẽ cũng không khá hơn. Có năm trong quá khứ lại còn lêu lỏng, ham chơi game. Vì ngày đó tôi chán mấy người cô của tôi lắm. Hễ tôi hỏi cái gì ra xa chủ đề thì liền bị quát lại. Tôi viết tập làm văn cũng lủng củng. Mặc dầu chính tả tốt do mẹ tôi rèn luyện từng chữ cho tôi nhưng đến lớp vẫn thường hay bị điểm 0 vì lặp lại quá nhiều câu từ ngô nghê, thích gì thì thêm đấy không có thứ tự, “thì- là- mà- nà” đập choảng nhau loạn xạ cả lên trong một câu ghép ngắn ngủn.
Thế giới quan của tôi cũng không giống các bạn nên trong môn vẽ cũng không được điểm cao vì tư duy không gian bị méo mó. Môn toán số lại càng tệ hơn, vì lên đến lớp 4 thì tôi mất căn bản hoàn toàn phép chia số dư.
Ngày ấy ba tôi ở với gia đình mới, còn mẹ hay đi bán trứng vịt tuốt trong bưng biềng. Từ dạo sáng đã thấy mẹ mua cho tôi hộp cơm tấm 5.000 đồng, nấu vội mấy món ăn để dành rồi lủi hủi xách chiếc Dream đi đâu mất tận tối mới về. Có khi khuya lại để tôi ngủ một mình lẻn đi thu tiền nợ trứng vịt, gà. Nửa đêm mò dậy, thấy cái gối chèn kế bên, tôi tháo chạy ra khỏi căn nhà không đèn, ngồi khóc hù hụ bên cầu nước với ông trăng.
“Ông trăng ơi, sao mẹ cứ bỏ con đi hoài vậy!”
Cả xóm nhỏ người ta nghe hết nhưng không ai thèm dậy. Người ta nghĩ, chắc là bà ta lại đi…”công việc” bỏ thằng nhỏ nữa rồi.
Ngày đó cả xóm hay đồn mẹ tôi quen người đàn ông khác nên mẹ hay đi gặp nhân tình. Tôi bị mấy đứa trong xóm chê cười là đồ ăn chực. Đứa trẻ như tôi không biết vì sao. Có thể mẹ nấu ăn không ngon, hoặc những bữa cơm của nhà cũng đơn lẻ nên tôi thèm cái cảm giác ăn chực nhà người. Thèm lắm. Cơm toàn rau kèo nèo, đọt dừa nước chấm mắm mẳn mà tôi ăn liền mấy chén. Người ta méc mẹ tôi. Nói “bà dạy con không khéo để con bà nó đi ăn chực nhà người ta mà ăn ngồn ngộn thế kia!”. Mẹ vừa ôm vừa mắng, “nhà mình đâu có thiếu thốn, con muốn ăn gì mẹ cho nấy, sao cứ thích đi ăn cơm nhà người vậy?”
Tôi không trả lời được, chỉ cười trừ.
Mấy đứa trẻ trong xóm cũng ưa bắt nạt tôi. Tụi nó ỷ có anh chị lớn ở nhà nên cái gì cũng lấn lướt. Tôi cũng có chị, nhưng chị tôi lên thành phố học từ mấy năm nay. Thành thử tôi nhịn vậy riết quen, cũng không thấy gì quá đáng. Có lẽ từ đó về sau mà tánh tôi hay bỏ qua chuyện cho xong. Không muốn đôi co với ai. Thiệt thòi nhận về mình.
Duy chỉ có mấy quyển truyện Đô – rê- mon, gương người tốt việc tốt, truyện kiếm hiệp, siêu nhân, khoa học huyền bí,... là bầu bạn chân tình với tôi suốt những năm ấu thơ. Ít ra thì mấy câu chuyện đấy vẫn có thể giải đáp cho tôi về cái thế giới kỳ cục mà tôi hay thắc mắc.
Ngày đấy dưới quê, tư duy thế hệ trước không chuộng người hay văn đàn, hát hò, kể chuyện. Cha mẹ hay cấm cản con cái sinh hoạt Đoàn Đội, sợ nó ham mê quá rồi không học hành được gì nên dặn cô giáo nhớ kèm cặp con mình, đừng cho nó tham gia quá nhiều “chuyện tầm phào” của trường rồi nhanh tay chèn thêm cái bao thư nhỏ nhỏ cuộn tròn gọn hơ vào lòng bàn tay cô. Còn mẹ tôi thì hay đi công việc, nên có khi không gặp cô giáo được.
Bởi vậy, chỉ có tôi luôn “bị” chọn mặt gửi vàng tham gia vào các cuộc thi văn nghệ, kể chuyện của trường. Nói là ép, chứ thật ra tôi cũng thích. Vì ít ra mình còn được người ta nhìn nhận. Và có lẽ tôi làm được việc ấy tốt hơn bạn bè cùng lứa nên chẳng ai dạy tôi phải làm như thế nào, cứ phăng phăng đọc sơ qua mẩu truyện rồi kể thao thao bất tuyệt vậy mà thi đến đâu đạt giải đến đó.
Dầu gì thì tôi vẫn không chống được với thực tại việc mất căn bản trong chuyện học hành. Năm cuối cấp một, tí nữa là tôi đã không thể đậu tốt nghiệp tiểu học. Cô bạn cùng bàn đã phải cho tôi coi bài để qua môn toán. Lần nữa, tới tận lớp năm tôi cũng không thể hiểu được nguyên lý của phép chia số dư, không thể học thuộc lòng từng con chữ để ghi cho đúng ý thầy cô được.
Năm cấp 2 với tôi là sự khởi đầu mới. Số lượng môn học nhiều hơn, có những môn tôi rất thích, đọc ngấu nghiến cả ngày vì lượng kiến thức mới không bị gò ép như cấp 1. Lần đầu tiên tôi mới nghe nói có một thế giới nhỏ xíu xiu của mấy con vi khuẩn, lần đầu tiên tôi mới biết bên ngoài bầu trời xanh biếc kia có một vũ trụ còn lớn hơn thế giới quan tôi thấy bấy giờ. Tôi miên man trong trí tưởng tượng của mình như vậy.
Nên không khó khi tôi tỏ ra vô cùng thích môn tập làm văn tưởng tượng. Tôi viết liền tù tì mấy trang nộp cô giáo. Lần đầu tiên trong đời được giáo viên khen là có khả năng tưởng tượng tốt, tôi biết ơn cô tới bây giờ. Dù nay tôi vẫn chẳng có sự nghiệp gì… hổ báo cho lắm, nhưng sự động viên của cô lúc đấy đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Nếu không có cô, thì giờ này chắc tôi đã tự tử vì u uất mất rồi.
Tôi tự tin hơn. Trong một năm tôi vươn lên hạng giỏi của lớp. Tôi thuyết phục được mẹ để tham gia mấy câu lạc bộ Đoàn Đội của trường, được dịp quen thêm các anh chị ưu tú lớp trên nữa. Mấy anh chị hay viết văn, làm thơ,… tôi mê lắm. Cũng tỉ mẩn tập tành viết lách.
Đối với tuổi 8-9x thì báo Nhi Đồng, Khăn Quàng Đỏ hay Mực Tím là những tập báo gối đầu giường. Ở tiêu mục Viết Truyện Tản mạn, tôi gửi mấy lần đều không có phản hồi, sau nốt tôi định bỏ cuộc vì nghĩ chắc mình viết dở quá, mặc dầu mỗi lần viết là cảm xúc chạy về trong trí ồ ạt như bù mắt đâm đèn xe, tôi lại khóc tèm lem, không biết là khóc vì chuyện gì. Chỉ cảm thấy mỗi lần như thế thì câu chữ tuôn ra ào ạt không kềm được.
Lúc đó tôi toàn viết về mẹ, dù mẹ hay đi “việc” như người ta đồn nhưng tôi ngày ấy khù khờ đến thế nào cũng đều biết là mẹ thực sự đi làm ăn nuôi chị em tôi. Tôi thương mẹ nhiều lắm.
Còn thiên hạ hay ganh ghét đồn đoán vì lâu lâu mới thấy ở cái xóm biên giới có người phụ nữ mạnh mẽ như mẹ; thiên hạ ganh ghét người biết sống cho tâm hồn mình, dám vươn vai đứng dậy rũ bùn định kiến.
Hôm đó bài thơ tôi được đăng trên trang nhì của báo Khăn Quàng Đỏ. Tựa đề “Giọt Sớm”.
Thật tiếc vì tôi làm mất nó đến giờ không tìm lại được, nhưng ký ức về lần đầu xuất bản tác phẩm của mình thì tôi không bao giờ quên. Vui hơn nữa là 1 tuần sau tôi nhận được phong bì nhuận bút đầu tiên trong “sự nghiệp viết lách bị ngủ quên”.
“Mến gửi em Thức tiền nhuận bút từ Báo Khăn Quàng Đỏ.”
Tôi thấy mình bắt đầu… “có giá” hẳn, trường cũng chọn bài thơ của tôi để đọc trong giờ giải lao. Sau đó tôi viết tiếp một bài về mẹ kế của mình nữa thì ngưng hẳn vì bận thi cuối cấp, rồi chuyển qua học nâng cao, học sinh giỏi các kiểu A B C, …
Vậy đó, mà cuộc đời tôi tréo ngoe thế nào, ra trường đi làm Hướng Dẫn Viên Du lịch, dùng câu văn mình lấy cảm tình du khách. Đúng là không chạy đâu cho thoát chữ “nghiệp”.
Đương lúc sự nghiệp có chút phát triển, Cô-vi ập đến cái đùng. Tôi tê liệt gần 2 năm. Bao nhiêu vốn liếng cuối cùng tôi bòn rút xây quán cà phê nhỏ nhỏ để kiếm sống qua ngày. Chờ hết cơn bỉ cực, du lịch hồi sinh trở lại, tôi tiếp tục tung tăng cho thỏa chí.
Nhưng ai ngờ dịch lâu quá, mà còn biến thể đủ kiểu nữa chứ. Tôi mất niềm tin dần dà, dù lý trí lắm rồi. Thế là bạn tôi bên IT bảo mày thử ngành Content writing xem sao. Tao thấy mày cũng hợp. Tôi thử tìm, mới thấy nghề viết đang thịnh hành lắm. Nhu cầu viết trở nên hot hơn bao giờ. Và rằng, viết là một trong những ngành mà Công nghệ AI dù có thông minh đến mấy cũng không thể nào bằng con người được. Đơn giản vì nó không thể có trải nghiệm yêu, ghét nhiều như ta.
Nhưng tôi vẫn hoàn toàn chưa tin tưởng được quyết định của bản thân, vì “quá khứ” thì vẫn còn đó, mà tương lai cứ ngày càng bất định như vòng quay...lô tô ấy. Sau khi xem xét qua hết các chọn lựa lý trí, tôi rút thử quả Tarot tâm linh, rút ba lần vẫn cho kết quả là nên theo nghề viết.
Thế là tôi quay trở lại chập chững, thấy rối mù tịt. Không phải muốn viết gì là viết, viết cũng có năm bảy đường. Viết rồi thì phải học thêm mấy cái linh tinh khác nữa để hỗ trợ, viết phải có định hướng. Cũng như sống ở thời này, làm việc mà không đa nhiệm, không định hướng thì sống không nổi. Tôi “nằm vùng” ở nghìn lẻ một nhóm Viết, thấy mấy bạn Gen Z giỏi quá, công nghệ, đồ họa, gì cũng biết. Còn tôi lọ mọ lại từng ngày dù đã ở tuổi sắp 30.
Nhưng không sao, người ta bảo, khi bạn thấy rối, có nghĩa là bạn dần thấy vấn đề nằm ở chỗ rối. Đấy là về mặt khoa học tâm lý. Còn liều doping hôm nay cho tôi là đoạn nhạc rap mà đứa hàng xóm kế bên nhà hay bật:
“Năm nay 25 hay 30, 35. Thirty under thirty hay Suboi đi xin xăm.
Ai nói giấc mơ đã chết khi ta qua 25…”
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0