Số báo danh:
103
Giới thiệu:
Tác giả: Thu Hương
Hôm nay, nó viết thư. Một bức thư không bao giờ gửi.
Đà Nẵng, ngày… tháng… năm
Gửi ba,
Có lẽ bức thư này sẽ không tới tay bất cứ ai nhưng nó cần 20 năm dũng cảm cầm lên và đặt xuống của con để viết. Con nghĩ đã đến lúc “dọn dẹp” những hỗn độn trong con nhưng chưa một lần con vươn tay ra chạm vào những “bong bóng nước” mỏng manh chứa đầy những ký ức đó. Những đoạn ký ức ít ỏi, chập chờn và chắp vá … “Liệu có vỡ tan và biến mất?” – con thầm nghĩ. Điều này làm con nhớ tới bộ phim Inside out, bộ phim có nhắc đến những tượng đài ký ức, khi chúng ta trưởng thành, những tượng đài ấy sẽ sụp đổ vì nó được thay thế bởi những thứ vững chắc hơn hay có những ký ức sẽ được cất vào lõi ký ức hoặc sẽ bị xóa mất. Con đã sợ những ký ức về ba sẽ bị biến mất, nhưng thật may mắn, nó lại là điều sẽ được sắp xếp lại bằng nhận thức trưởng thành hơn của con.
Ba còn nhớ ngày đó không? – Ngày cuối cùng ba đến thăm con… Những gì con nhớ chỉ là những vụn nhỏ ký ức không liên kết được. Món quà sinh nhật năm bốn tuổi đó đã được nâng niu và trân trọng bởi một đứa trẻ. Nhưng rồi, nó nhận ra đó là kỷ vật cuối cùng giữa ba và nó (thực ra là nó-24-tuổi mới đủ dũng cảm để nhận ra).
Nhắm mắt lại, cảnh vật ngày đó hiện ra:
- “Con thích quà sinh nhật năm nay là gì? Ba mua cho con”
- “Hừm… dạ búp bê biết nhắm mở mắt đi ba, con thích cái đó lắm”
Và mở mắt ra khi đầu lưỡi nếm toàn là vị đau thương, nhớ nhung và ganh tị.
Tấm lưng của ba cứ dần rời xa con, kể cả trong giấc ngủ, mãi đến sau này thỉnh thoảng con vẫn thấy. Nói thật lòng là con vẫn xúc động như vậy mỗi khi nhớ hay nghĩ về điều này. Người ta thường nói “chuyện buồn thì khó quên”, đúng vậy nhỉ? Con luôn dằn vặt lòng mình rằng “tại sao ba chọn lãng quên con?”, “con đã làm gì sai hả ba?”,... Con đã sống với những câu hỏi ngổn ngang và một trái tim sợ hãi sự bỏ rơi một cách vô lý. Nhưng ba yên tâm nhé, con với sự dạy dỗ và yêu thương của mẹ cũng như gia đình mới của con, vẫn trở thành một người chuẩn mực và có ích cho xã hội. Tuy nhiên những khoảng lặng chưa bao giờ là dễ dàng với con, con chọn cách không nhắc không nghĩ không gào thét, chôn vùi có là một sự lựa chọn tốt? Con đã từng lựa chọn điều đó.
Con đã và đang tới tuổi lập gia đình của mình và sau đó có thể cũng có em bé. Con đã lớn lên, trưởng thành và biết cách kiềm chế tâm trạng. Con đã đọc và suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện của mình cũng như của những mảnh đời khác. Ba à, sau này con cũng từng trải qua rất nhiều chuyện khiến bản thân băn khoăn mãi về quyết định của người khác và tổn thương vì cách họ đối xử với con. “Boom” – chỉ là vào một ngày đẹp trời, có lẽ giọt nước tràn ly, thức tỉnh con khiến con nhận ra một điều, câu trả lời của ba chắc chắn cũng sẽ không khiến lòng con thoải mái hơn hay sự thay đổi thái độ của họ cũng không khiến vết thương của con được chữa lành. Ngay thời khắc đó trong lòng con đã tràn đầy ánh nắng ấm áp và mùi thoang thoảng của quế. Con đã mỉm cười.
Người ta thường nói, hành trình rời xa và trở lại của những đứa con đối với cha mẹ bắt đầu từ khi chúng dậy thì rồi trưởng thành và đi tìm lẽ sống, sau đó khi lập gia đình có sự chín mùi nhất định chúng lại trở về và ùa vào lòng cha mẹ, mong rằng họ có thể không rời xa chúng nữa. Con đoán là sự trở về của con là mong bình yên sẽ đến với ba và cả con, chúng ta sẽ bước qua những dằn vặt và đau thương. Con bây giờ rất khác, nhưng vẫn là đứa trẻ bốn tuổi ngày xưa. Mong ba bên gia đình mới thật nhiều an yên!
Con.
Tái bút: Bức tranh dưới đây là con vẽ, gửi tặng ba.
Nó vẫn nhớ như in khoảnh khắc đó. Không phải vì chúng đáng nhớ, mà là “đáng” nhớ. Những sự tan vỡ thì khó quên hơn những khoảnh khắc vui vẻ ngắn ngủi. Tuy nhiên, hôm nay, nó chỉ muốn nhớ về khoảnh khắc thật sự đáng nhớ, chính là giây phút cả tinh thần và cơ thể của nó được thả lỏng hoàn toàn. Trái tim và tâm trí thôi không còn oán trách và dằn vặt. Hành trình mới bắt đầu.
Chắc mọi người cũng biết, trẻ em rất đặc biệt, thành thật, thuần khiết nhưng có tư duy logic rất khác. Điều chúng hiểu lầm hoặc sợ hãi, sẽ đeo bám chúng tới khi trưởng thành mà không có cách lý giải nào khác. Hy vọng những đứa trẻ khác trên thế giới sẽ được quan tâm như cách mà chúng nên được nhận lấy.
Mong rằng tất cả “đứa trẻ” đã từng ở trong đau thương và dằn vặt như nó đều có thể mạnh mẽ vượt qua và bước tiếp những bước thật bình yên nhé.
Hôm nay, nó viết thư. Một bức thư không bao giờ gửi.
Đà Nẵng, ngày… tháng… năm
Gửi ba,
Có lẽ bức thư này sẽ không tới tay bất cứ ai nhưng nó cần 20 năm dũng cảm cầm lên và đặt xuống của con để viết. Con nghĩ đã đến lúc “dọn dẹp” những hỗn độn trong con nhưng chưa một lần con vươn tay ra chạm vào những “bong bóng nước” mỏng manh chứa đầy những ký ức đó. Những đoạn ký ức ít ỏi, chập chờn và chắp vá … “Liệu có vỡ tan và biến mất?” – con thầm nghĩ. Điều này làm con nhớ tới bộ phim Inside out, bộ phim có nhắc đến những tượng đài ký ức, khi chúng ta trưởng thành, những tượng đài ấy sẽ sụp đổ vì nó được thay thế bởi những thứ vững chắc hơn hay có những ký ức sẽ được cất vào lõi ký ức hoặc sẽ bị xóa mất. Con đã sợ những ký ức về ba sẽ bị biến mất, nhưng thật may mắn, nó lại là điều sẽ được sắp xếp lại bằng nhận thức trưởng thành hơn của con.
Ba còn nhớ ngày đó không? – Ngày cuối cùng ba đến thăm con… Những gì con nhớ chỉ là những vụn nhỏ ký ức không liên kết được. Món quà sinh nhật năm bốn tuổi đó đã được nâng niu và trân trọng bởi một đứa trẻ. Nhưng rồi, nó nhận ra đó là kỷ vật cuối cùng giữa ba và nó (thực ra là nó-24-tuổi mới đủ dũng cảm để nhận ra).
Nhắm mắt lại, cảnh vật ngày đó hiện ra:
- “Con thích quà sinh nhật năm nay là gì? Ba mua cho con”
- “Hừm… dạ búp bê biết nhắm mở mắt đi ba, con thích cái đó lắm”
Và mở mắt ra khi đầu lưỡi nếm toàn là vị đau thương, nhớ nhung và ganh tị.
Tấm lưng của ba cứ dần rời xa con, kể cả trong giấc ngủ, mãi đến sau này thỉnh thoảng con vẫn thấy. Nói thật lòng là con vẫn xúc động như vậy mỗi khi nhớ hay nghĩ về điều này. Người ta thường nói “chuyện buồn thì khó quên”, đúng vậy nhỉ? Con luôn dằn vặt lòng mình rằng “tại sao ba chọn lãng quên con?”, “con đã làm gì sai hả ba?”,... Con đã sống với những câu hỏi ngổn ngang và một trái tim sợ hãi sự bỏ rơi một cách vô lý. Nhưng ba yên tâm nhé, con với sự dạy dỗ và yêu thương của mẹ cũng như gia đình mới của con, vẫn trở thành một người chuẩn mực và có ích cho xã hội. Tuy nhiên những khoảng lặng chưa bao giờ là dễ dàng với con, con chọn cách không nhắc không nghĩ không gào thét, chôn vùi có là một sự lựa chọn tốt? Con đã từng lựa chọn điều đó.
Con đã và đang tới tuổi lập gia đình của mình và sau đó có thể cũng có em bé. Con đã lớn lên, trưởng thành và biết cách kiềm chế tâm trạng. Con đã đọc và suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện của mình cũng như của những mảnh đời khác. Ba à, sau này con cũng từng trải qua rất nhiều chuyện khiến bản thân băn khoăn mãi về quyết định của người khác và tổn thương vì cách họ đối xử với con. “Boom” – chỉ là vào một ngày đẹp trời, có lẽ giọt nước tràn ly, thức tỉnh con khiến con nhận ra một điều, câu trả lời của ba chắc chắn cũng sẽ không khiến lòng con thoải mái hơn hay sự thay đổi thái độ của họ cũng không khiến vết thương của con được chữa lành. Ngay thời khắc đó trong lòng con đã tràn đầy ánh nắng ấm áp và mùi thoang thoảng của quế. Con đã mỉm cười.
Người ta thường nói, hành trình rời xa và trở lại của những đứa con đối với cha mẹ bắt đầu từ khi chúng dậy thì rồi trưởng thành và đi tìm lẽ sống, sau đó khi lập gia đình có sự chín mùi nhất định chúng lại trở về và ùa vào lòng cha mẹ, mong rằng họ có thể không rời xa chúng nữa. Con đoán là sự trở về của con là mong bình yên sẽ đến với ba và cả con, chúng ta sẽ bước qua những dằn vặt và đau thương. Con bây giờ rất khác, nhưng vẫn là đứa trẻ bốn tuổi ngày xưa. Mong ba bên gia đình mới thật nhiều an yên!
Con.
Tái bút: Bức tranh dưới đây là con vẽ, gửi tặng ba.
Nó vẫn nhớ như in khoảnh khắc đó. Không phải vì chúng đáng nhớ, mà là “đáng” nhớ. Những sự tan vỡ thì khó quên hơn những khoảnh khắc vui vẻ ngắn ngủi. Tuy nhiên, hôm nay, nó chỉ muốn nhớ về khoảnh khắc thật sự đáng nhớ, chính là giây phút cả tinh thần và cơ thể của nó được thả lỏng hoàn toàn. Trái tim và tâm trí thôi không còn oán trách và dằn vặt. Hành trình mới bắt đầu.
Chắc mọi người cũng biết, trẻ em rất đặc biệt, thành thật, thuần khiết nhưng có tư duy logic rất khác. Điều chúng hiểu lầm hoặc sợ hãi, sẽ đeo bám chúng tới khi trưởng thành mà không có cách lý giải nào khác. Hy vọng những đứa trẻ khác trên thế giới sẽ được quan tâm như cách mà chúng nên được nhận lấy.
Mong rằng tất cả “đứa trẻ” đã từng ở trong đau thương và dằn vặt như nó đều có thể mạnh mẽ vượt qua và bước tiếp những bước thật bình yên nhé.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0