Số báo danh:
47
Giới thiệu:
Tác giả Như Huỳnh
KÝ ỨC VỀ KHOẢNG THỜI GIAN GIÀNH LẠI SỰ SỐNG CHO RIN
TUA LẠI KÝ ỨC VỀ NHỮNG NĂM 2009…
Em trai nó, học được một kỳ năm lớp 1 thì phát hiện bị u hạch ở cổ. Ban đầu khi mới nổi vài cục, đi khám bệnh viện tỉnh, người ta bảo là hạch phản ứng, không sao hết. Nhưng càng ngày càng nổi nhiều hơn, má đưa Rin đi khám ở bệnh viện tuyến lớn hơn nhưng người ta cũng bảo là hạch phản ứng.
Cảm giác bất an của một người mẹ linh cảm có điều gì đó không ổn. Má sốt ruột, lại đưa Rin đi bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để khám. Thì lúc này người ta bảo Rin bị u hạch trung thất Hodgkin giai đoạn 3. Má lặng người đi. Mọi người trong xóm ai cũng điếng người khi nghe tin. Từ lúc nhỏ Rin đã bụ bẫm, trắng trẻo và rất thông minh. Mọi người quý Rin lắm.
Điều trị tại Đa khoa Đà Nẵng tầm 1 tháng thì bệnh viện thông báo chuyển tuyến viện vào Sài Gòn. Một lần nữa ai cũng điếng người. Cái xóm nhỏ trở nên nháo nhào, người đến hỏi thăm, người cho cái bánh, cái kẹo, người cho vài đồng đi đường.
Nó thấy má may cái túi vải vào bên trong chiếc quần của ba. Nó hỏi má đang làm gì thế, má nói:
“Má may cái túi này để đựng tiền vào Sài Gòn chữa bệnh cho em, nơi đất khách quê người, mình phải cẩn thận. Con ở nhà với ngoại ngoan, vài bữa em hết bệnh rồi má với em về nghe.”
Nó cảm nhận được gia đình nó sắp tới phải cố gắng rất nhiều, mà người cố gắng nhiều hơn cả là Rin.
NHỮNG NGÀY MÁ VÀ RIN Ở SÀI GÒN QUAY CUỒNG CHỐNG LẠI BỆNH TẬT…
Đáp chuyến xe đến Sài Gòn, má lại bắt xe ngay để đến bệnh viện. Lần đầu tiên má chật vật, loay hoay với đủ các giấy tờ.
Sau khi xong thủ tục, người ta hướng dẫn đến phòng bệnh. Đến trước cửa phòng, má sựng người lại. Một căn phòng 10 chiếc giường với 10 đứa trẻ và kèm theo người nhà, tổng thẩy hơn 30 người trong một cái phòng chật hẹp.
Má nhìn ba, ba nhìn ra phía hành lang. Tiếng trẻ con kêu khóc, tiếng người lớn than vãn. Dọc dài theo hành lang, mỗi gia đình là một góc, trải chiếu nằm ngổn ngang trên cái nền gạch ướt sũng nước. Một khung cảnh không thể nào thảm hơn.
Lúc này, má mới nhớ đến cô Hoa – người bà con bên nội. Trong cơn mưa tầm tã của buổi chiều hôm ấy, chú Thiên – em cô Hoa đội mưa từ Tân Phú lên bệnh viện Ung Bướu để đón mấy mẹ con về nhà. Má đã xin bệnh viện được về nhà người quen, thay vì ở lại nội trú.
Ba đưa mấy mẹ con vào Sài Gòn, chuẩn bị ổn thỏa rồi ba về lại Đà Nẵng để đi làm kiếm tiền đóng viện phí.
Suốt quá trình điều trị như thế, sáng sớm, hai má con dậy phụ cô Hoa bán bánh cuốn. Đến tầm 7 giờ 30 có chuyến xe buýt thì lên xe đến bệnh viện. Ngày nào má cũng gọi về nhà nói chuyện cho đỡ nhớ nhà.
Má bảo nhà cô Hoa nhỏ lắm, có một cái gác lửng nhỏ, mà 6 người ở, kể cả má với em, chỉ đi khom người thôi, đứng thẳng là đụng đầu. Nhưng má thấy thoải mái và em được ngủ tròn giấc hơn là ở bệnh viện.
Má bảo, mỗi ngày đều thấy con người ta mặc đồng phục đi học, còn Rin thì ngồi trên xe buýt chống cằm nhìn ra cửa sổ. Má động viên Rin: “Rin ngoan, cố gắng, vài bữa hết bệnh rồi về đi học lại với các bạn nghe”.
Cứ thế hai má con tự trấn an nhau cùng vượt qua chặng đường dài hơn 1 năm.
Má kể, lần chạy thuốc đầu tiên, tóc Rin đã rụng sạch. Mỗi lần nhìn là mỗi lần nhói lòng. Khi nào chạy thuốc Rin cũng đều tiều tụy, xanh xao, nôn ói, vật vả đủ các kiểu. Bàn tay vì lấy ven nhiều quá cũng hỏng luôn một đường dây gân.
Và cứ thế, hết hóa trị rồi đến xạ trị. Những đợt xạ trị, là những lần khô khốc cả người, da vùng cổ cháy đỏ, bong tróc cả lên. Nhưng Rin cừ lắm, thuốc đắng đến mấy cũng uống được, cực mấy cũng chịu được. Khi nào mệt lắm, Rin mới nằm nghỉ. Còn đâu thì vẫn chạy nhảy, đùa giỡn với mọi người. Nhìn dáng vẻ hồn nhiên đó mà ai cũng không khỏi chạnh lòng.
Những khoảng nghỉ để chờ đợt hóa trị tiếp theo, má cho Rin về lại Đà Nẵng để đỡ nhớ nhà.
Trong một đêm tối tĩnh mịch, nó đang nằm trong chăn ngủ với ngoại. Bỗng có tiếng gõ cửa. Cậu 6 ra mở cửa, má với Rin bước vào, mọi người ai cũng chạy ra đón. Còn nó vẫn ngồi im nhìn mọi thứ qua lớp mùng chằng chịt vết khâu vá.
Ngoại bảo: “Ơ cái con nhỏ này, không nhớ em à?”
Không phải là nó không nhớ, mà nó lặng người đi khi nhìn thấy tóc Rin không còn sợi nào nhưng Rin vẫn nở nụ cười rất hồn nhiên. Nó chỉ hình dung qua lời má kể lúc gọi điện. Còn bây giờ, nó tận mắt nhìn thấy. Nó lặng người đi vì má gầy hơn trước, tóc cũng đã bạc đi nhiều hơn. Nó nhìn thấy được nỗi vất vả của má lẫn trong những nụ cười.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤM LÒNG NƠI ĐẤT KHÁCH…
Má kể, mỗi ngày trong bệnh viện, đều có những đám trẻ xúm tụm lại chơi với nhau. Buổi sáng tụi nhỏ chơi đùa với nhau hồn nhiên như thế. Nhưng đến chiều, một trong số đó đã ra đi. Mọi người xung quanh - những ai từng biết đến đứa trẻ đó đều bậc khóc nức nở. Ở nơi đấy như là một ngôi nhà chung của mọi người, nên việc ra đi của một đứa bé cũng không phải là nỗi đau của riêng một ai.
Má kể, hôm ấy cô y tá bảo tết năm nay hai má con không về Đà Nẵng ăn tết được rồi. Vì đợt xạ trị lần này kéo dài đến tận mùng 4 tết. Má lặng người khi nghĩ đến cảnh cả năm trời quần quật ở đây, đến ngày tết ai cũng về nhà, có mỗi hai má con ở lại.
Má dắt Rin đi bộ trên chiếc cầu trước khu bệnh viện Ung Bướu. Đôi chân má bước từng bước nặng trĩu, còn Rin vẫn líu lo nhảy chân sáo, miệng tíu tít nói cười. Dường như Rin vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được những gì đang xảy ra. Bỗng má nghe có ai đang gọi mình. Má ngước về phía tầng hai của bệnh viện. Tiếng cô y tá gọi vọng xuống. Cô ngoắc tay gọi hai má con. Cô bảo đứng nhìn hai má con mà thấy thương quá, lại ở tận Đà Nẵng, nên cô xin bác sĩ cho dời ngày xạ trị lên để kịp về quê ăn tết. Má nghe vậy mừng lắm, lại một lần nữa má cảm thấy ấm áp nơi xa xứ.
Má kể, những cô điều dưỡng, y tá, bác sĩ,.. ở đấy tội lắm. Nhiều lúc má thấy họ chăm sóc cho Rin chu đáo quá, má “bỏ phong bì” để cảm ơn nhưng người ta không có nhận. Người ta bảo má để tiền đó mua sữa cho em. Hoặc có những lúc họ nhận nhưng họ tìm mọi cách để trả lại. Buổi sáng họ nhận, buổi chiều họ ghi tên má vào danh sách nhận ủng hộ từ thiện.
Má kể, mỗi ngày ở bệnh viện, người ta đi từ thiện nhiều lắm. Những người giàu thì họ từ thiện theo cách người giàu. Người không có kinh tế như các bạn sinh viên thì từ thiện kiểu khác. Các bạn luôn tổ chức các buổi giao lưu, dạy học cho các bé ở lại nội trú, tạo nhiều hoạt động cho tụi nhỏ. Các bạn cũng chụp và gửi tặng hai má con vài tấm ảnh. Sau này, má không dám nhìn lại những bức ảnh đó - một ký ức với chuỗi ngày khổ cực không thể diễn tả thành câu.
KHOẢNG THỜI GIAN NÓ VÀ BA Ở NHÀ..
Một đứa học lớp 7, bắt đầu biết nghĩ, bắt đầu tự chăm sóc bản thân, tự lo toang, dọn dẹp nhà cửa đến chuyện học hành cũng không đợi ai phải nhắc. Và tính cách đó đã hình thành nên con người nó và đi theo nó cho đến tận bây giờ.
Không biết mọi người có cảm giác này không, đó là khi nghe một bản nhạc trong một khoảng thời gian gắn liền với một sự kiện. Sau này mỗi khi nghe lại giai điệu đó thì mọi ký ức đều ùa về và có một cảm giác gì đó rất khó tả đang chạy trong người.
Thời điểm đó, nó thường xuyên nghe bài “Giấc mơ trưa” của Thùy Chi. Và cho đến tận bây giờ, mỗi khi giai điệu đó vang lên, nó đều mường tượng lại cái cảnh năm ấy một cách rất thật.
LỜI CẢM ƠN…
Sau hơn 1 năm ở Sài Gòn, thì bệnh viện cho giấy về Đà Nẵng tiếp tục điều trị. Khi mọi thứ tiến triển tốt hơn, cứ 1 tháng sẽ đến tái khám một lần, cho đến bây giờ thì 6 tháng sẽ tái khám một lần.
Trộm vía, Rin giờ đã khỏe mạnh và vừa hoàn thành chương trình cấp 3. Rin sinh năm 2002, nhưng vì học trễ 1 năm nên bây giờ mới tốt nghiệp THPT.
Nó thật sự rất biết ơn những sự giúp đỡ của mọi người từ những người hàng xóm, đến gia đình cô Hoa, những bác sĩ, điều dưỡng và mọi người ở bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn cho đến những chuyến xe buýt hằng ngày chở hai má con đến bệnh viện.
Nó cũng rất cảm ơn Rin đã rất kiên cường vượt qua bệnh tật. Cảm ơn ba má đã cố gắng vực dậy tinh thần cho nhau, cùng nhau vượt qua cái giai đoạn khó khăn đó.
Nó cũng cảm ơn ngoại, những người bà con, hàng xóm đã giúp đỡ cho gia đình nó trong lúc má vắng nhà.
Má nói, má hứa với Rin, chừng nào hết bệnh sẽ cho Rin đi chơi Đầm Sen. Nhưng lời hứa đó chưa được thực hiện, vì đợt xạ trị cuối cùng là ngày 24 tết. Má lật đật mua vé xe để về ngay trong đêm cho kịp. Lời hứa này, sau hơn 10 năm nó mới được nghe kể. Nhất định nó sẽ cùng gia đình nó thực hiện.
Nếu ai hỏi ký ức đáng nhớ nhất của nó là gì? Nó sẽ nói về khoảng thời gian cả gia đình nó đều có chung một niềm tin, rằng Rin sẽ chiến thắng căn bệnh. Trong bất kỳ tình huống nào, niềm tin đi kèm với tinh thần lạc quan, luôn nhìn về phía ánh sáng sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn. Và trên mọi nẻo đường, chúng ta không cô đơn, vì đâu đó luôn có tình người bao bọc lấy nhau.
-----
KÝ ỨC VỀ KHOẢNG THỜI GIAN GIÀNH LẠI SỰ SỐNG CHO RIN
TUA LẠI KÝ ỨC VỀ NHỮNG NĂM 2009…
Em trai nó, học được một kỳ năm lớp 1 thì phát hiện bị u hạch ở cổ. Ban đầu khi mới nổi vài cục, đi khám bệnh viện tỉnh, người ta bảo là hạch phản ứng, không sao hết. Nhưng càng ngày càng nổi nhiều hơn, má đưa Rin đi khám ở bệnh viện tuyến lớn hơn nhưng người ta cũng bảo là hạch phản ứng.
Cảm giác bất an của một người mẹ linh cảm có điều gì đó không ổn. Má sốt ruột, lại đưa Rin đi bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để khám. Thì lúc này người ta bảo Rin bị u hạch trung thất Hodgkin giai đoạn 3. Má lặng người đi. Mọi người trong xóm ai cũng điếng người khi nghe tin. Từ lúc nhỏ Rin đã bụ bẫm, trắng trẻo và rất thông minh. Mọi người quý Rin lắm.
Điều trị tại Đa khoa Đà Nẵng tầm 1 tháng thì bệnh viện thông báo chuyển tuyến viện vào Sài Gòn. Một lần nữa ai cũng điếng người. Cái xóm nhỏ trở nên nháo nhào, người đến hỏi thăm, người cho cái bánh, cái kẹo, người cho vài đồng đi đường.
Nó thấy má may cái túi vải vào bên trong chiếc quần của ba. Nó hỏi má đang làm gì thế, má nói:
“Má may cái túi này để đựng tiền vào Sài Gòn chữa bệnh cho em, nơi đất khách quê người, mình phải cẩn thận. Con ở nhà với ngoại ngoan, vài bữa em hết bệnh rồi má với em về nghe.”
Nó cảm nhận được gia đình nó sắp tới phải cố gắng rất nhiều, mà người cố gắng nhiều hơn cả là Rin.
NHỮNG NGÀY MÁ VÀ RIN Ở SÀI GÒN QUAY CUỒNG CHỐNG LẠI BỆNH TẬT…
Đáp chuyến xe đến Sài Gòn, má lại bắt xe ngay để đến bệnh viện. Lần đầu tiên má chật vật, loay hoay với đủ các giấy tờ.
Sau khi xong thủ tục, người ta hướng dẫn đến phòng bệnh. Đến trước cửa phòng, má sựng người lại. Một căn phòng 10 chiếc giường với 10 đứa trẻ và kèm theo người nhà, tổng thẩy hơn 30 người trong một cái phòng chật hẹp.
Má nhìn ba, ba nhìn ra phía hành lang. Tiếng trẻ con kêu khóc, tiếng người lớn than vãn. Dọc dài theo hành lang, mỗi gia đình là một góc, trải chiếu nằm ngổn ngang trên cái nền gạch ướt sũng nước. Một khung cảnh không thể nào thảm hơn.
Lúc này, má mới nhớ đến cô Hoa – người bà con bên nội. Trong cơn mưa tầm tã của buổi chiều hôm ấy, chú Thiên – em cô Hoa đội mưa từ Tân Phú lên bệnh viện Ung Bướu để đón mấy mẹ con về nhà. Má đã xin bệnh viện được về nhà người quen, thay vì ở lại nội trú.
Ba đưa mấy mẹ con vào Sài Gòn, chuẩn bị ổn thỏa rồi ba về lại Đà Nẵng để đi làm kiếm tiền đóng viện phí.
Suốt quá trình điều trị như thế, sáng sớm, hai má con dậy phụ cô Hoa bán bánh cuốn. Đến tầm 7 giờ 30 có chuyến xe buýt thì lên xe đến bệnh viện. Ngày nào má cũng gọi về nhà nói chuyện cho đỡ nhớ nhà.
Má bảo nhà cô Hoa nhỏ lắm, có một cái gác lửng nhỏ, mà 6 người ở, kể cả má với em, chỉ đi khom người thôi, đứng thẳng là đụng đầu. Nhưng má thấy thoải mái và em được ngủ tròn giấc hơn là ở bệnh viện.
Má bảo, mỗi ngày đều thấy con người ta mặc đồng phục đi học, còn Rin thì ngồi trên xe buýt chống cằm nhìn ra cửa sổ. Má động viên Rin: “Rin ngoan, cố gắng, vài bữa hết bệnh rồi về đi học lại với các bạn nghe”.
Cứ thế hai má con tự trấn an nhau cùng vượt qua chặng đường dài hơn 1 năm.
Má kể, lần chạy thuốc đầu tiên, tóc Rin đã rụng sạch. Mỗi lần nhìn là mỗi lần nhói lòng. Khi nào chạy thuốc Rin cũng đều tiều tụy, xanh xao, nôn ói, vật vả đủ các kiểu. Bàn tay vì lấy ven nhiều quá cũng hỏng luôn một đường dây gân.
Và cứ thế, hết hóa trị rồi đến xạ trị. Những đợt xạ trị, là những lần khô khốc cả người, da vùng cổ cháy đỏ, bong tróc cả lên. Nhưng Rin cừ lắm, thuốc đắng đến mấy cũng uống được, cực mấy cũng chịu được. Khi nào mệt lắm, Rin mới nằm nghỉ. Còn đâu thì vẫn chạy nhảy, đùa giỡn với mọi người. Nhìn dáng vẻ hồn nhiên đó mà ai cũng không khỏi chạnh lòng.
Những khoảng nghỉ để chờ đợt hóa trị tiếp theo, má cho Rin về lại Đà Nẵng để đỡ nhớ nhà.
Trong một đêm tối tĩnh mịch, nó đang nằm trong chăn ngủ với ngoại. Bỗng có tiếng gõ cửa. Cậu 6 ra mở cửa, má với Rin bước vào, mọi người ai cũng chạy ra đón. Còn nó vẫn ngồi im nhìn mọi thứ qua lớp mùng chằng chịt vết khâu vá.
Ngoại bảo: “Ơ cái con nhỏ này, không nhớ em à?”
Không phải là nó không nhớ, mà nó lặng người đi khi nhìn thấy tóc Rin không còn sợi nào nhưng Rin vẫn nở nụ cười rất hồn nhiên. Nó chỉ hình dung qua lời má kể lúc gọi điện. Còn bây giờ, nó tận mắt nhìn thấy. Nó lặng người đi vì má gầy hơn trước, tóc cũng đã bạc đi nhiều hơn. Nó nhìn thấy được nỗi vất vả của má lẫn trong những nụ cười.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤM LÒNG NƠI ĐẤT KHÁCH…
Má kể, mỗi ngày trong bệnh viện, đều có những đám trẻ xúm tụm lại chơi với nhau. Buổi sáng tụi nhỏ chơi đùa với nhau hồn nhiên như thế. Nhưng đến chiều, một trong số đó đã ra đi. Mọi người xung quanh - những ai từng biết đến đứa trẻ đó đều bậc khóc nức nở. Ở nơi đấy như là một ngôi nhà chung của mọi người, nên việc ra đi của một đứa bé cũng không phải là nỗi đau của riêng một ai.
Má kể, hôm ấy cô y tá bảo tết năm nay hai má con không về Đà Nẵng ăn tết được rồi. Vì đợt xạ trị lần này kéo dài đến tận mùng 4 tết. Má lặng người khi nghĩ đến cảnh cả năm trời quần quật ở đây, đến ngày tết ai cũng về nhà, có mỗi hai má con ở lại.
Má dắt Rin đi bộ trên chiếc cầu trước khu bệnh viện Ung Bướu. Đôi chân má bước từng bước nặng trĩu, còn Rin vẫn líu lo nhảy chân sáo, miệng tíu tít nói cười. Dường như Rin vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được những gì đang xảy ra. Bỗng má nghe có ai đang gọi mình. Má ngước về phía tầng hai của bệnh viện. Tiếng cô y tá gọi vọng xuống. Cô ngoắc tay gọi hai má con. Cô bảo đứng nhìn hai má con mà thấy thương quá, lại ở tận Đà Nẵng, nên cô xin bác sĩ cho dời ngày xạ trị lên để kịp về quê ăn tết. Má nghe vậy mừng lắm, lại một lần nữa má cảm thấy ấm áp nơi xa xứ.
Má kể, những cô điều dưỡng, y tá, bác sĩ,.. ở đấy tội lắm. Nhiều lúc má thấy họ chăm sóc cho Rin chu đáo quá, má “bỏ phong bì” để cảm ơn nhưng người ta không có nhận. Người ta bảo má để tiền đó mua sữa cho em. Hoặc có những lúc họ nhận nhưng họ tìm mọi cách để trả lại. Buổi sáng họ nhận, buổi chiều họ ghi tên má vào danh sách nhận ủng hộ từ thiện.
Má kể, mỗi ngày ở bệnh viện, người ta đi từ thiện nhiều lắm. Những người giàu thì họ từ thiện theo cách người giàu. Người không có kinh tế như các bạn sinh viên thì từ thiện kiểu khác. Các bạn luôn tổ chức các buổi giao lưu, dạy học cho các bé ở lại nội trú, tạo nhiều hoạt động cho tụi nhỏ. Các bạn cũng chụp và gửi tặng hai má con vài tấm ảnh. Sau này, má không dám nhìn lại những bức ảnh đó - một ký ức với chuỗi ngày khổ cực không thể diễn tả thành câu.
KHOẢNG THỜI GIAN NÓ VÀ BA Ở NHÀ..
Một đứa học lớp 7, bắt đầu biết nghĩ, bắt đầu tự chăm sóc bản thân, tự lo toang, dọn dẹp nhà cửa đến chuyện học hành cũng không đợi ai phải nhắc. Và tính cách đó đã hình thành nên con người nó và đi theo nó cho đến tận bây giờ.
Không biết mọi người có cảm giác này không, đó là khi nghe một bản nhạc trong một khoảng thời gian gắn liền với một sự kiện. Sau này mỗi khi nghe lại giai điệu đó thì mọi ký ức đều ùa về và có một cảm giác gì đó rất khó tả đang chạy trong người.
Thời điểm đó, nó thường xuyên nghe bài “Giấc mơ trưa” của Thùy Chi. Và cho đến tận bây giờ, mỗi khi giai điệu đó vang lên, nó đều mường tượng lại cái cảnh năm ấy một cách rất thật.
LỜI CẢM ƠN…
Sau hơn 1 năm ở Sài Gòn, thì bệnh viện cho giấy về Đà Nẵng tiếp tục điều trị. Khi mọi thứ tiến triển tốt hơn, cứ 1 tháng sẽ đến tái khám một lần, cho đến bây giờ thì 6 tháng sẽ tái khám một lần.
Trộm vía, Rin giờ đã khỏe mạnh và vừa hoàn thành chương trình cấp 3. Rin sinh năm 2002, nhưng vì học trễ 1 năm nên bây giờ mới tốt nghiệp THPT.
Nó thật sự rất biết ơn những sự giúp đỡ của mọi người từ những người hàng xóm, đến gia đình cô Hoa, những bác sĩ, điều dưỡng và mọi người ở bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn cho đến những chuyến xe buýt hằng ngày chở hai má con đến bệnh viện.
Nó cũng rất cảm ơn Rin đã rất kiên cường vượt qua bệnh tật. Cảm ơn ba má đã cố gắng vực dậy tinh thần cho nhau, cùng nhau vượt qua cái giai đoạn khó khăn đó.
Nó cũng cảm ơn ngoại, những người bà con, hàng xóm đã giúp đỡ cho gia đình nó trong lúc má vắng nhà.
Má nói, má hứa với Rin, chừng nào hết bệnh sẽ cho Rin đi chơi Đầm Sen. Nhưng lời hứa đó chưa được thực hiện, vì đợt xạ trị cuối cùng là ngày 24 tết. Má lật đật mua vé xe để về ngay trong đêm cho kịp. Lời hứa này, sau hơn 10 năm nó mới được nghe kể. Nhất định nó sẽ cùng gia đình nó thực hiện.
Nếu ai hỏi ký ức đáng nhớ nhất của nó là gì? Nó sẽ nói về khoảng thời gian cả gia đình nó đều có chung một niềm tin, rằng Rin sẽ chiến thắng căn bệnh. Trong bất kỳ tình huống nào, niềm tin đi kèm với tinh thần lạc quan, luôn nhìn về phía ánh sáng sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn. Và trên mọi nẻo đường, chúng ta không cô đơn, vì đâu đó luôn có tình người bao bọc lấy nhau.
-----
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0