Số báo danh:
77
Giới thiệu:
Tác giả Le Nguyen
_TRUNG THU TRONG MẮT TÔI_
“Bỗng nhận ra huơng ổi
Phả vào trong gió se
Suơng trùng trình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Như một vòng luân hồi không có điểm mở kết, khi hạ nắng kèm dăm cơn mưa rào bất chợt đã đi qua, thu nhạt lại tới với thảm lá dát vàng trải trên “những phố dài xao xác hơi may". Hoa sữa nở từng chùm trắng muốt trên ngọn cây cao vút, đưa thứ mùi huơng vốn là đặc trưng của nơi thủ đô ngàn năm văn hiến ngập cánh mũi nguời, để mê luyến, đắm say và hoài niệm. Mùa thu lúc nào cũng khẽ khàng, yên bình ghé ngang như vậy, mang xiết bao bồi hồi, xao xuyến, rung động nhẹ luớt qua. Không chỉ vậy, mùa thu còn để lại cho những đứa trẻ với tâm hồn ngăn nắp một niềm vui cả năm chỉ có đôi lần: niềm vui của tết trung thu!
Mỗi lần về quê, tôi hay nghe nguời ta nói, bọn trẻ con thành phố chỉ biết cắm mặt vào điện tử và học hành ngày đêm, biết sao hết mấy thú vui ngày tết đoàn viên? Nhưng chẳng phải như vậy. Tôi vẫn còn nhớ những ngày dại khờ thuở thơ bé, khi tết trung thu là điều gì đó đặc biệt lắm với mấy đứa trẻ chập chững lên năm lên sáu như tôi cùng lũ bạn đồng trang lứa. Bố mẹ dạy tôi rằng: trăng tròn và trăng khuyết, tuợng trưng cho niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Vậy nên, lúc nào cũng là những cảnh giờ học kết thúc sớm hơn thuờng lệ, lứa học trò nhỏ chúng tôi về nhà ăn cơm cho thật sớm, rồi đến tối thì ùa ra truớc ngõ như những chú đom đóm bé xinh, đợi đoàn ruớc đèn đi tới. Tay đứa nào cũng cầm mấy món đồ chơi nho nhỏ, í ới gọi nhau để phấn khích khoe khoang đôi chút về cái mặt nạ chú tễu hay cây đèn ông sao lấp lánh trên tay. Rồi theo đám ruớc đèn đến khoảng sân rộng lớn khu tập thể, chúng tôi say mê với những màn múa lân, xiếc thú rồi phá cỗ. Cho đến khi tiệc tàn, tôi vẫn còn thấy vuơng lại đâu đó cái dẩu môi đầy nuối tiếc trên khuôn mặt non nớt của mấy đứa còn chưa đuợc phát cho kẹo bánh, cùng với lời dỗ dành ngọt ngào của bố mẹ bên tai. Tết trung thu trong trái tim còn hớn hở của tôi khi ấy là vậy, hồn nhiên, vui vẻ và đầm ấm biết bao!
Lớn thêm chút nữa, tôi chấp nhận một cách bình thản rằng mình chẳng còn mặn mà với sắc xanh đỏ phản chiếu trên những cây đèn ông sao, hay mấy hình vẽ ngộ nghĩnh họa nơi mặt nạ chú tễu. “Có những đổi thay mang màu sắc của số phận mà thoạt nhìn chẳng dễ nhận ra". Càng truởng thành, tôi càng thấy mình chẳng còn phù hợp với cái huyên náo của những đêm ruớc đèn. Hình như cảnh đông đúc, nhộn nhịp làm trái tim tôi lạc lõng. Thay vào đó, tôi thích dành thời gian hàng giờ để lặng ngắm cảnh sắc đêm trong veo. Hình ảnh con đuờng quen thuộc vốn đã khảm sâu trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời, thì nay, lại mang dáng vẻ vô vàn lung linh, huyền ảo. Trăng sáng, tròn vành vạnh chiếu xuống, tuới vàng cả góc phố nhỏ. Một hòn sỏi cuội hay vài cánh hoa hiên cũng nên rực rỡ hết mực, khiến tôi bỗng vu vơ ước vọng mình có thể đổi vầng mặt trời sớm hôm lấy vài khắc huyền diệu như thế. Lặng lẽ phóng tầm mắt từ nơi tòa cao ốc, tôi thấy muôn vàn ánh sáng lấp lánh từ mấy món đồ chơi trên tay bọn trẻ con đang ruớc đèn, hòa cùng với cái lung linh của trăng soi tỏ. Bao nhiêu hoạt náo ấy khiến trong khoảnh khắc, tôi thèm vụng đuợc trở lại thời bé thơ, khi tâm hồn vẫn vẹn nguyên như trang giấy trắng, không âu lo, vuớng bận điều gì, bàn tay bé xíu vui vẻ nắm chặt những ngôi sao.
Nhưng năm nay thật đặc biệt. Đại dịch Covid-19 ghé ngang, cứ ở đó hoài chẳng chịu rời khỏi, khiến cái vui của mùa trung thu cũng chẳng còn. Hà Nội đang ngủ, nên phố phuờng lặng ngắt, không trông thấy đâu đuợc hơi thở tràn trề sức sống mà bình thuờng vốn bao quanh từng ngách nhỏ chốn đô thị phồn hoa, náo nhiệt này. Vẫn là tết đoàn viên, vẫn là bóng nguyệt rạng soi, vẫn là mấy chiếc bánh trung thu đủ vị, nhưng chẳng còn không khí đầm ấm của ngày vui sum họp. Ta chẳng còn thấy bóng dáng của những chú lân đi đầu đoàn ruớc đèn, cũng chẳng còn thấy cảnh bi bô của lũ trẻ tranh nhau phá cỗ. Thậm chí, sẽ có những gia đình có thành viên phải cách ly vì dịch bệnh, chẳng thể gặp mặt mà trao gửi cái ôm ấm nồng. Hay cả những chiến sĩ, công an, bộ đội, nhân viên y tế đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, căng mình chống lại dịch bệnh nơi tuyến đầu, cũng sẽ chẳng có cơ hội sum vầy với người thân. Covid-19 đã lấy đi của chúng ta quá nhiều về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trong những ngày đặc biệt như tết trung thu, ta mới càng cảm nhận rõ nỗi đau, mất mát của những hoàn cảnh bắt buộc phải tạm thời chia xa người thân ruột thịt, như một khối sầu càng lắc càng đầy.
Đối với tôi, tết trung thu năm nay lại càng đặc biệt hơn, khi mẹ tôi phải nhận nhiệm vụ đi công tác tại Brunei, quốc gia cách đây 3 tiếng đuờng chim bay. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác hụt hẫng của mình khi mẹ nói mẹ sẽ phải tiếp tục đi công tác, và em trai tôi sẽ đi theo để mẹ dễ dàng chăm sóc hơn, còn tôi thì phải ở lại để tiếp tục công việc học hành. Càng xót xa hơn khi trong vô thức, tôi nhận ra mình mới chỉ ở cạnh mẹ và em đuợc đúng tròn một năm từ đợt công tác truớc. Mùa thu năm nay về, mang theo sự lắng đọng nhẹ nhàng trong mỗi tâm hồn nhạy cảm, như chiếc lá đậu tán cây cao, mang theo một cái tết đoàn viên đặc biệt, không vồn vã. Nhưng với tôi, thu năm nay sang, đưa thêm bao thổn thức, bồi hồi của nỗi nhớ bâng khuâng những nguời ruột thịt, vì phải xa cách vạn trùng cây số. Chưa bao giờ tôi nhớ nhung và khát khao đến thế, những cái ôm thật chặt của cả gia đình ngày đoàn viên, miếng bánh trung thu cắt bốn chị em tôi ríu rít mang mời bố mẹ cùng nụ cuời rạng rỡ trên môi, hay đơn giản chỉ là khoảnh khắc đuợc thấy bố mẹ tất bật cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Ai cũng nói, trăng trung thu đẹp lắm. Mảnh trăng ấy là mảnh trăng tròn, lung linh nhất trong một tháng trăng đổi thay muôn hình vạn trạng. Nhưng nào có đâu, trung thu này với tôi, trăng sao nhạt nhòa như huyễn ảnh. Phải chăng vì một phần mặt trăng soi sáng ấm nồng trái tim tôi đã chẳng còn kề sát cạnh bên?
_TRUNG THU TRONG MẮT TÔI_
“Bỗng nhận ra huơng ổi
Phả vào trong gió se
Suơng trùng trình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Như một vòng luân hồi không có điểm mở kết, khi hạ nắng kèm dăm cơn mưa rào bất chợt đã đi qua, thu nhạt lại tới với thảm lá dát vàng trải trên “những phố dài xao xác hơi may". Hoa sữa nở từng chùm trắng muốt trên ngọn cây cao vút, đưa thứ mùi huơng vốn là đặc trưng của nơi thủ đô ngàn năm văn hiến ngập cánh mũi nguời, để mê luyến, đắm say và hoài niệm. Mùa thu lúc nào cũng khẽ khàng, yên bình ghé ngang như vậy, mang xiết bao bồi hồi, xao xuyến, rung động nhẹ luớt qua. Không chỉ vậy, mùa thu còn để lại cho những đứa trẻ với tâm hồn ngăn nắp một niềm vui cả năm chỉ có đôi lần: niềm vui của tết trung thu!
Mỗi lần về quê, tôi hay nghe nguời ta nói, bọn trẻ con thành phố chỉ biết cắm mặt vào điện tử và học hành ngày đêm, biết sao hết mấy thú vui ngày tết đoàn viên? Nhưng chẳng phải như vậy. Tôi vẫn còn nhớ những ngày dại khờ thuở thơ bé, khi tết trung thu là điều gì đó đặc biệt lắm với mấy đứa trẻ chập chững lên năm lên sáu như tôi cùng lũ bạn đồng trang lứa. Bố mẹ dạy tôi rằng: trăng tròn và trăng khuyết, tuợng trưng cho niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Vậy nên, lúc nào cũng là những cảnh giờ học kết thúc sớm hơn thuờng lệ, lứa học trò nhỏ chúng tôi về nhà ăn cơm cho thật sớm, rồi đến tối thì ùa ra truớc ngõ như những chú đom đóm bé xinh, đợi đoàn ruớc đèn đi tới. Tay đứa nào cũng cầm mấy món đồ chơi nho nhỏ, í ới gọi nhau để phấn khích khoe khoang đôi chút về cái mặt nạ chú tễu hay cây đèn ông sao lấp lánh trên tay. Rồi theo đám ruớc đèn đến khoảng sân rộng lớn khu tập thể, chúng tôi say mê với những màn múa lân, xiếc thú rồi phá cỗ. Cho đến khi tiệc tàn, tôi vẫn còn thấy vuơng lại đâu đó cái dẩu môi đầy nuối tiếc trên khuôn mặt non nớt của mấy đứa còn chưa đuợc phát cho kẹo bánh, cùng với lời dỗ dành ngọt ngào của bố mẹ bên tai. Tết trung thu trong trái tim còn hớn hở của tôi khi ấy là vậy, hồn nhiên, vui vẻ và đầm ấm biết bao!
Lớn thêm chút nữa, tôi chấp nhận một cách bình thản rằng mình chẳng còn mặn mà với sắc xanh đỏ phản chiếu trên những cây đèn ông sao, hay mấy hình vẽ ngộ nghĩnh họa nơi mặt nạ chú tễu. “Có những đổi thay mang màu sắc của số phận mà thoạt nhìn chẳng dễ nhận ra". Càng truởng thành, tôi càng thấy mình chẳng còn phù hợp với cái huyên náo của những đêm ruớc đèn. Hình như cảnh đông đúc, nhộn nhịp làm trái tim tôi lạc lõng. Thay vào đó, tôi thích dành thời gian hàng giờ để lặng ngắm cảnh sắc đêm trong veo. Hình ảnh con đuờng quen thuộc vốn đã khảm sâu trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời, thì nay, lại mang dáng vẻ vô vàn lung linh, huyền ảo. Trăng sáng, tròn vành vạnh chiếu xuống, tuới vàng cả góc phố nhỏ. Một hòn sỏi cuội hay vài cánh hoa hiên cũng nên rực rỡ hết mực, khiến tôi bỗng vu vơ ước vọng mình có thể đổi vầng mặt trời sớm hôm lấy vài khắc huyền diệu như thế. Lặng lẽ phóng tầm mắt từ nơi tòa cao ốc, tôi thấy muôn vàn ánh sáng lấp lánh từ mấy món đồ chơi trên tay bọn trẻ con đang ruớc đèn, hòa cùng với cái lung linh của trăng soi tỏ. Bao nhiêu hoạt náo ấy khiến trong khoảnh khắc, tôi thèm vụng đuợc trở lại thời bé thơ, khi tâm hồn vẫn vẹn nguyên như trang giấy trắng, không âu lo, vuớng bận điều gì, bàn tay bé xíu vui vẻ nắm chặt những ngôi sao.
Nhưng năm nay thật đặc biệt. Đại dịch Covid-19 ghé ngang, cứ ở đó hoài chẳng chịu rời khỏi, khiến cái vui của mùa trung thu cũng chẳng còn. Hà Nội đang ngủ, nên phố phuờng lặng ngắt, không trông thấy đâu đuợc hơi thở tràn trề sức sống mà bình thuờng vốn bao quanh từng ngách nhỏ chốn đô thị phồn hoa, náo nhiệt này. Vẫn là tết đoàn viên, vẫn là bóng nguyệt rạng soi, vẫn là mấy chiếc bánh trung thu đủ vị, nhưng chẳng còn không khí đầm ấm của ngày vui sum họp. Ta chẳng còn thấy bóng dáng của những chú lân đi đầu đoàn ruớc đèn, cũng chẳng còn thấy cảnh bi bô của lũ trẻ tranh nhau phá cỗ. Thậm chí, sẽ có những gia đình có thành viên phải cách ly vì dịch bệnh, chẳng thể gặp mặt mà trao gửi cái ôm ấm nồng. Hay cả những chiến sĩ, công an, bộ đội, nhân viên y tế đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, căng mình chống lại dịch bệnh nơi tuyến đầu, cũng sẽ chẳng có cơ hội sum vầy với người thân. Covid-19 đã lấy đi của chúng ta quá nhiều về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trong những ngày đặc biệt như tết trung thu, ta mới càng cảm nhận rõ nỗi đau, mất mát của những hoàn cảnh bắt buộc phải tạm thời chia xa người thân ruột thịt, như một khối sầu càng lắc càng đầy.
Đối với tôi, tết trung thu năm nay lại càng đặc biệt hơn, khi mẹ tôi phải nhận nhiệm vụ đi công tác tại Brunei, quốc gia cách đây 3 tiếng đuờng chim bay. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác hụt hẫng của mình khi mẹ nói mẹ sẽ phải tiếp tục đi công tác, và em trai tôi sẽ đi theo để mẹ dễ dàng chăm sóc hơn, còn tôi thì phải ở lại để tiếp tục công việc học hành. Càng xót xa hơn khi trong vô thức, tôi nhận ra mình mới chỉ ở cạnh mẹ và em đuợc đúng tròn một năm từ đợt công tác truớc. Mùa thu năm nay về, mang theo sự lắng đọng nhẹ nhàng trong mỗi tâm hồn nhạy cảm, như chiếc lá đậu tán cây cao, mang theo một cái tết đoàn viên đặc biệt, không vồn vã. Nhưng với tôi, thu năm nay sang, đưa thêm bao thổn thức, bồi hồi của nỗi nhớ bâng khuâng những nguời ruột thịt, vì phải xa cách vạn trùng cây số. Chưa bao giờ tôi nhớ nhung và khát khao đến thế, những cái ôm thật chặt của cả gia đình ngày đoàn viên, miếng bánh trung thu cắt bốn chị em tôi ríu rít mang mời bố mẹ cùng nụ cuời rạng rỡ trên môi, hay đơn giản chỉ là khoảnh khắc đuợc thấy bố mẹ tất bật cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Ai cũng nói, trăng trung thu đẹp lắm. Mảnh trăng ấy là mảnh trăng tròn, lung linh nhất trong một tháng trăng đổi thay muôn hình vạn trạng. Nhưng nào có đâu, trung thu này với tôi, trăng sao nhạt nhòa như huyễn ảnh. Phải chăng vì một phần mặt trăng soi sáng ấm nồng trái tim tôi đã chẳng còn kề sát cạnh bên?
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0