Số báo danh:
74
Giới thiệu:
Tác giả Mạnh Tùng
Lần đầu làm cha và tôi nhận ra : nếu muốn việc nuôi con trở thành 1 thương vụ - hãy làm cho hợp đồng đó trở nên công bằng.
Suốt cả tuổi thơ của tôi ( và tôi tin cũng của nhiều người nữa ) luôn nghe bố mẹ nói rằng : " con PHẢI vâng lời bố mẹ , đừng cãi lại hay chống đối, con phải làm cái này cái kia ngay cho bố mẹ, ta cấm con cái này, ta cấm con cái kia...". Khi chúng ta hỏi tại sao con phải như thế, con không muốn như thế , sao bố mẹ không hỏi con mà cứ quyết định mọi thứ thay con vậy? Họ đơn giản trả lời : "chúng ta đã sinh ra và nuôi con vất vả, chon PHẢI nghe lời ta, ta lớn hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn, thế nên ta biết điều gì tốt nhất cho con, khi nào con trưởng thành và có con thì con sẽ hiểu". Lúc đấy với chúng ta chuyện đấy quá hợp lý, bố mẹ đã vất vả để nuôi mình rồi, họ là người lớn, ta thì quá bé nhỏ và họ thì logic thế - bố mẹ như thế vì yêu thương và bảo vệ chúng ta thôi. Ta hoàn toàn xuôi theo và kể từ đó ta hoàn toàn mất kết nối với cảm xúc của mình, ta không cần suy nghĩ đến mong muốn của mình nữa vì mọi chuyện bố mẹ đã sắp xếp cho cả thảy : phải ăn ngủ đúng giờ, không ra nắng, không tắm mưa hay thậm chí là không được yêu người khác tôn giáo.… Hàng ngàn những luật lệ, những sự cấm đoán từ bố mẹ, ta chỉ biết phải tuân theo những luật lệ đấy - không cần biết lý do - vì bố mẹ đã nuôi nấng ta và họ yêu cầu không được làm những điều đấy nhân danh tình yêu và sự bảo vệ
Đến bây giờ khi đã có con tôi mới nhận ra tất cả những điều đấy không phải là tình yêu đúng - mặc dù họ lầm tưởng đó là tình yêu , không một kiểu tình yêu nào lại kìm hãm sự tự do đến vậy . Nó đơn giản chỉ là một bản hợp đồng không hơn không kém , một bản hợp đồng nhằm giảm khả năng tự do cho những đứa con, tăng khả năng kiểm soát của bậc bố mẹ để từ đó làm mạnh cái bản ngã quyền lực của chính bố mẹ mà thôi. Bạn không thấy rõ sao ? Nó đại loại thế này :
BẢN HỢP ĐỒNG NUÔI DƯỠNG
- Bên A: sinh ra và nuôi dưỡng bên B, được bên B nghe lời.
- Bên B : Được bên A sinh ra và nuôi dưỡng. Nghe lời bên A vô điều kiện
Nhưng ngay giây phút này khi tôi ngắm nhìn đưa con trai của mình : những cử chỉ đáng yêu, những nụ cười trong veo , ánh mắt thơ ngây... tôi cảm nhận mình hoàn toàn may mắn khi ĐƯỢC ở bên cạnh, ĐƯỢC chăm sóc và ngắm nhìn 1 thiên thần xinh đẹp như thế - hạnh phúc đã hoàn toàn trọn vẹn. Sự vất vả của việc sinh nở và nuôi nấng nó hoàn toàn không có nghĩa lý gì so với niềm hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn nó. Tình yêu mà tôi nhận được từ nó hoàn toàn lấp đầy , không chỉ đã trả đủ mà thậm chí tôi còn cảm thấy mình đã được nhận quá nhiều , tôi đã quá hời trong việc sinh ra và nuôi dạy nó. Đứa trẻ không yêu cầu tôi phải sinh ra nó, tôi tự nguyện làm điều đó, và ngay cả cái việc được chăm sóc nó, được nhìn nó lớn lên đã là phúc lành lớn lao đến thế thì còn lý do gì để tôi có thể yêu cầu nó :" vì bố mẹ đã vất vả sinh ra và nuôi nấng con nên con phải ... ", yêu cầu đó hoàn toàn vô lý, là kiếm thêm vì bố mẹ đã nhận không chỉ đủ mà còn dư cho việc sinh ra và nuôi nấng con cái , sự ra điều kiện bắt nó phải nghe lời vì mình đã sinh ra nó vốn đã sai ngay từ đầu. Đáng lẽ cái hợp đồng nó phải được viết như thế này :
- Bên A : Sinh ra và nuôi dưỡng bên B, được đồng hành và hạnh phúc cùng bên B.
- Bên B : Đồng hành và nghe kinh nghiệm sống từ bên A , có chính kiến để lựa chọn kinh nghiệm phù hợp để sống ý nghĩa và hạnh phúc .
Chúng ta cần thay đổi việc dạy dỗ, giáo dục con cái : nó phải dựa trên tình yêu, tự do và hạnh phúc . Chúng bé nhỏ và non nớt, chúng cần sự bảo vệ và chia sẻ của chúng ta - những bậc cha mẹ. Nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản chúng ta nên thay đổi góc nhìn để thay đổi cách giáo dục con chúng ta. Thay vì góc nhìn của bề trên ( người được biết ơn) để giáo dục con bằng bắt cuộc con PHẢI làm cái này cái kia cho bố mẹ bằng góc nhìn của một người bạn , người đồng hành nhiều kinh nghiệm hơn : theo bố thì con NÊN như thế này VÌ… . Nếu nó muốn thò tay vào lửa hãy khuyên nó không nên, nếu nó nói nó không đồng ý vì nhìn ngọn lửa đẹp thế, nó muốn sờ , thì hãy để nó chơi với 1 ngọn nến nhỏ. Rồi nó sẽ bị nóng- cùng lắm là bị bỏng nhẹ , thế thì chẳng tốt hơn việc nó bị bỏng bằng việc lén chơi 1 ngọn lửa của bếp than hay bếp gas sao ?- rồi nó sẽ có kinh nghiệm với ngọn lửa, nó sẽ không tò mò về lửa nữa. Nếu nó muốn bơi suối, tôi sẽ đi cùng nó, mặc chiếc áo phao và chỉ cho nó những con suối an toàn nó có thể chơi không nguy hiểm. Cho đến bây giờ khi đã gần 30 tuổi thỉnh thoảng ( thật ra là thường xuyên luôn ) tôi vẫn thường rất hay tắm suối có khi 1 mình và có khi với bạn , và tôi thật giữa việc tắm suối và việc sợ bị cảm lạnh thì tôi hoàn toàn chấp nhận việc bị cảm lạnh để được tắm suối. Nó là 1 cảm giác rất đẹp, ta hoàn toàn hòa mình với thiên nhiên, với làn nước trong vắt và niềm vui đó thiêng liêng hạnh phúc quá nhiều so với việc bị cảm lạnh. Làm sao một đứa trẻ có thể dừng lại trước sự cám dỗ đó, nếu bạn cấm nó thì đơn giản nó sẽ trốn bạn đi, đó là nhu cầu thật sự của nó. Bạn cấm nó và không cho nó một chút giải thích hay kinh nghiệm nào , đôi khi như vậy nó còn nguy hiểm hơn. Tôn trọng mọi tính cách cá nhân và cho phép chúng được mắc sai lầm . Ai cũng có lúc mắc sai lầm, toàn bộ kinh nghiệm sống của chúng ta đều dựa trên những sai lầm và sửa đổi, sai lầm là thứ cần được nhìn nhận và tôn trọng , vậy tại sao bạn lại tước quyền được làm sai của con trẻ. Chúng ta lớn hơn, nhiều kinh nghiệm đến thế mà vẫn mắc sai lầm cơ mà ? Hãy đồng hành cùng con trẻ để nó có thể tự nhìn lại những sai lầm của mình và sửa đổi nó. Vì đơn giản : chỉ những người không làm gì mới không bao giờ mắc sai lầm. Cái quan trọng là chúng ta có nhìn nhận và khắc khục những sai lầm đó không vì cùng 1 việc mà mắc sai lầm quá nhiều thì… hơi ngu. Cùng chúng chấp nhận và tôn trọng những sai lầm của mình, cùng chúng học những bài học đó, không phải cấm đoán hay ép buộc chúng làm theo những kinh nghiệm của chính chúng ta. Hãy cho những đứa trẻ tự do sống theo cách nó muốn, đừng đưa cuộc đời bạn vào cuộc đời nó vì hãy xem lại cuộc đời bạn xem, bạn cũng bị ép buộc và ban có hạnh phúc chưa ? Nếu chưa thì lý do gì bạn lại dạy dỗ chúng theo cùng một cách như trước đây bạn được dạy và mong rằng chúng sẽ hạnh phúc hơn ?
Để tôi kể cho bạn 1 bí mật về cuộc sống : chỉ khi nào bạn trở nên hạnh phúc, chính bạn là người hạnh phúc, chính bạn là người tự do thì lúc đó bạn mới có thể mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Chỉ khi tự bản thân bạn hạnh phúc thật sự thì niềm vui bạn mang lại cho vợ (chồng) , con cái bạn mới là hạnh phúc thật sự. Còn khi bạn quá nghèo nàn về tâm hồn, bạn nghĩ rằng chỉ cần vợ con gia đình bạn hạnh phúc thì bạn mới hạnh phúc, đó chỉ là niềm hạnh phúc dựa dẫm vào người khác, niềm hạnh phúc tạm bợ. Hãy thắp đuốc sự tự do hạnh phúc cho chính bạn, hãy chìm đắm trong nó và nó sẽ lan tỏa đến những người xung quanh, đó là món quà ý nghĩa nhất cho những người yêu thương bạn và người bạn yêu thương.
Tôi viết những dòng này hoàn toàn không vì mục đích cho ai đọc hay dạy đời ai thế nên đừng ai hỏi tôi đã làm được gì. Nó đơn giản là suy nghĩ ở hiện tại của một ông bố trẻ để tôi sau này đọc lại và nhìn thấy sự trưởng thành của chính mình. Nó không phải đúng sai, có thể ngay ngày mai suy nghĩ của tôi lại khác, nhưng tôi đang rất hạnh phúc và thật lòng tôi muốn hạnh phúc đến tất cả mọi người.
Lần đầu làm cha và tôi nhận ra : nếu muốn việc nuôi con trở thành 1 thương vụ - hãy làm cho hợp đồng đó trở nên công bằng.
Suốt cả tuổi thơ của tôi ( và tôi tin cũng của nhiều người nữa ) luôn nghe bố mẹ nói rằng : " con PHẢI vâng lời bố mẹ , đừng cãi lại hay chống đối, con phải làm cái này cái kia ngay cho bố mẹ, ta cấm con cái này, ta cấm con cái kia...". Khi chúng ta hỏi tại sao con phải như thế, con không muốn như thế , sao bố mẹ không hỏi con mà cứ quyết định mọi thứ thay con vậy? Họ đơn giản trả lời : "chúng ta đã sinh ra và nuôi con vất vả, chon PHẢI nghe lời ta, ta lớn hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn, thế nên ta biết điều gì tốt nhất cho con, khi nào con trưởng thành và có con thì con sẽ hiểu". Lúc đấy với chúng ta chuyện đấy quá hợp lý, bố mẹ đã vất vả để nuôi mình rồi, họ là người lớn, ta thì quá bé nhỏ và họ thì logic thế - bố mẹ như thế vì yêu thương và bảo vệ chúng ta thôi. Ta hoàn toàn xuôi theo và kể từ đó ta hoàn toàn mất kết nối với cảm xúc của mình, ta không cần suy nghĩ đến mong muốn của mình nữa vì mọi chuyện bố mẹ đã sắp xếp cho cả thảy : phải ăn ngủ đúng giờ, không ra nắng, không tắm mưa hay thậm chí là không được yêu người khác tôn giáo.… Hàng ngàn những luật lệ, những sự cấm đoán từ bố mẹ, ta chỉ biết phải tuân theo những luật lệ đấy - không cần biết lý do - vì bố mẹ đã nuôi nấng ta và họ yêu cầu không được làm những điều đấy nhân danh tình yêu và sự bảo vệ
Đến bây giờ khi đã có con tôi mới nhận ra tất cả những điều đấy không phải là tình yêu đúng - mặc dù họ lầm tưởng đó là tình yêu , không một kiểu tình yêu nào lại kìm hãm sự tự do đến vậy . Nó đơn giản chỉ là một bản hợp đồng không hơn không kém , một bản hợp đồng nhằm giảm khả năng tự do cho những đứa con, tăng khả năng kiểm soát của bậc bố mẹ để từ đó làm mạnh cái bản ngã quyền lực của chính bố mẹ mà thôi. Bạn không thấy rõ sao ? Nó đại loại thế này :
BẢN HỢP ĐỒNG NUÔI DƯỠNG
- Bên A: sinh ra và nuôi dưỡng bên B, được bên B nghe lời.
- Bên B : Được bên A sinh ra và nuôi dưỡng. Nghe lời bên A vô điều kiện
Nhưng ngay giây phút này khi tôi ngắm nhìn đưa con trai của mình : những cử chỉ đáng yêu, những nụ cười trong veo , ánh mắt thơ ngây... tôi cảm nhận mình hoàn toàn may mắn khi ĐƯỢC ở bên cạnh, ĐƯỢC chăm sóc và ngắm nhìn 1 thiên thần xinh đẹp như thế - hạnh phúc đã hoàn toàn trọn vẹn. Sự vất vả của việc sinh nở và nuôi nấng nó hoàn toàn không có nghĩa lý gì so với niềm hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn nó. Tình yêu mà tôi nhận được từ nó hoàn toàn lấp đầy , không chỉ đã trả đủ mà thậm chí tôi còn cảm thấy mình đã được nhận quá nhiều , tôi đã quá hời trong việc sinh ra và nuôi dạy nó. Đứa trẻ không yêu cầu tôi phải sinh ra nó, tôi tự nguyện làm điều đó, và ngay cả cái việc được chăm sóc nó, được nhìn nó lớn lên đã là phúc lành lớn lao đến thế thì còn lý do gì để tôi có thể yêu cầu nó :" vì bố mẹ đã vất vả sinh ra và nuôi nấng con nên con phải ... ", yêu cầu đó hoàn toàn vô lý, là kiếm thêm vì bố mẹ đã nhận không chỉ đủ mà còn dư cho việc sinh ra và nuôi nấng con cái , sự ra điều kiện bắt nó phải nghe lời vì mình đã sinh ra nó vốn đã sai ngay từ đầu. Đáng lẽ cái hợp đồng nó phải được viết như thế này :
- Bên A : Sinh ra và nuôi dưỡng bên B, được đồng hành và hạnh phúc cùng bên B.
- Bên B : Đồng hành và nghe kinh nghiệm sống từ bên A , có chính kiến để lựa chọn kinh nghiệm phù hợp để sống ý nghĩa và hạnh phúc .
Chúng ta cần thay đổi việc dạy dỗ, giáo dục con cái : nó phải dựa trên tình yêu, tự do và hạnh phúc . Chúng bé nhỏ và non nớt, chúng cần sự bảo vệ và chia sẻ của chúng ta - những bậc cha mẹ. Nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản chúng ta nên thay đổi góc nhìn để thay đổi cách giáo dục con chúng ta. Thay vì góc nhìn của bề trên ( người được biết ơn) để giáo dục con bằng bắt cuộc con PHẢI làm cái này cái kia cho bố mẹ bằng góc nhìn của một người bạn , người đồng hành nhiều kinh nghiệm hơn : theo bố thì con NÊN như thế này VÌ… . Nếu nó muốn thò tay vào lửa hãy khuyên nó không nên, nếu nó nói nó không đồng ý vì nhìn ngọn lửa đẹp thế, nó muốn sờ , thì hãy để nó chơi với 1 ngọn nến nhỏ. Rồi nó sẽ bị nóng- cùng lắm là bị bỏng nhẹ , thế thì chẳng tốt hơn việc nó bị bỏng bằng việc lén chơi 1 ngọn lửa của bếp than hay bếp gas sao ?- rồi nó sẽ có kinh nghiệm với ngọn lửa, nó sẽ không tò mò về lửa nữa. Nếu nó muốn bơi suối, tôi sẽ đi cùng nó, mặc chiếc áo phao và chỉ cho nó những con suối an toàn nó có thể chơi không nguy hiểm. Cho đến bây giờ khi đã gần 30 tuổi thỉnh thoảng ( thật ra là thường xuyên luôn ) tôi vẫn thường rất hay tắm suối có khi 1 mình và có khi với bạn , và tôi thật giữa việc tắm suối và việc sợ bị cảm lạnh thì tôi hoàn toàn chấp nhận việc bị cảm lạnh để được tắm suối. Nó là 1 cảm giác rất đẹp, ta hoàn toàn hòa mình với thiên nhiên, với làn nước trong vắt và niềm vui đó thiêng liêng hạnh phúc quá nhiều so với việc bị cảm lạnh. Làm sao một đứa trẻ có thể dừng lại trước sự cám dỗ đó, nếu bạn cấm nó thì đơn giản nó sẽ trốn bạn đi, đó là nhu cầu thật sự của nó. Bạn cấm nó và không cho nó một chút giải thích hay kinh nghiệm nào , đôi khi như vậy nó còn nguy hiểm hơn. Tôn trọng mọi tính cách cá nhân và cho phép chúng được mắc sai lầm . Ai cũng có lúc mắc sai lầm, toàn bộ kinh nghiệm sống của chúng ta đều dựa trên những sai lầm và sửa đổi, sai lầm là thứ cần được nhìn nhận và tôn trọng , vậy tại sao bạn lại tước quyền được làm sai của con trẻ. Chúng ta lớn hơn, nhiều kinh nghiệm đến thế mà vẫn mắc sai lầm cơ mà ? Hãy đồng hành cùng con trẻ để nó có thể tự nhìn lại những sai lầm của mình và sửa đổi nó. Vì đơn giản : chỉ những người không làm gì mới không bao giờ mắc sai lầm. Cái quan trọng là chúng ta có nhìn nhận và khắc khục những sai lầm đó không vì cùng 1 việc mà mắc sai lầm quá nhiều thì… hơi ngu. Cùng chúng chấp nhận và tôn trọng những sai lầm của mình, cùng chúng học những bài học đó, không phải cấm đoán hay ép buộc chúng làm theo những kinh nghiệm của chính chúng ta. Hãy cho những đứa trẻ tự do sống theo cách nó muốn, đừng đưa cuộc đời bạn vào cuộc đời nó vì hãy xem lại cuộc đời bạn xem, bạn cũng bị ép buộc và ban có hạnh phúc chưa ? Nếu chưa thì lý do gì bạn lại dạy dỗ chúng theo cùng một cách như trước đây bạn được dạy và mong rằng chúng sẽ hạnh phúc hơn ?
Để tôi kể cho bạn 1 bí mật về cuộc sống : chỉ khi nào bạn trở nên hạnh phúc, chính bạn là người hạnh phúc, chính bạn là người tự do thì lúc đó bạn mới có thể mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Chỉ khi tự bản thân bạn hạnh phúc thật sự thì niềm vui bạn mang lại cho vợ (chồng) , con cái bạn mới là hạnh phúc thật sự. Còn khi bạn quá nghèo nàn về tâm hồn, bạn nghĩ rằng chỉ cần vợ con gia đình bạn hạnh phúc thì bạn mới hạnh phúc, đó chỉ là niềm hạnh phúc dựa dẫm vào người khác, niềm hạnh phúc tạm bợ. Hãy thắp đuốc sự tự do hạnh phúc cho chính bạn, hãy chìm đắm trong nó và nó sẽ lan tỏa đến những người xung quanh, đó là món quà ý nghĩa nhất cho những người yêu thương bạn và người bạn yêu thương.
Tôi viết những dòng này hoàn toàn không vì mục đích cho ai đọc hay dạy đời ai thế nên đừng ai hỏi tôi đã làm được gì. Nó đơn giản là suy nghĩ ở hiện tại của một ông bố trẻ để tôi sau này đọc lại và nhìn thấy sự trưởng thành của chính mình. Nó không phải đúng sai, có thể ngay ngày mai suy nghĩ của tôi lại khác, nhưng tôi đang rất hạnh phúc và thật lòng tôi muốn hạnh phúc đến tất cả mọi người.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0