Số báo danh:
58
Giới thiệu:
Tác giả Nguyễn Thúy Diệu
HỌC DỐT KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI TỘI
“Lớn lên em thích làm gì?”
“Em học hết lớp 9, rồi đi học uốn tóc”
“Không chị hỏi ước mơ của em, ước mơ được trở thành bác sĩ, cô giáo... ấy”
“Em học dốt lắm. Mẹ nói em ráng học hết lớp 9 rồi đi làm”.
Bạn có tin đó là lời nói được thốt ra từ một đứa trẻ 10 tuổi không? Mình đã thật sự bất ngờ với câu trả lời này của em. Nghĩ lại lúc bằng tuổi em, mình đã từng ước trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho nhiều người. Vậy mà đứa trẻ ấy lại có câu trả lời làm mình sững lại trong vài giây.
Em họ của mình năm nay mới vào lớp 4. So với bạn bè cùng trang lứa thì năng lực học tập của em ấy có phần kém hơn. Em tính toán không nhanh, thường xuyên không thuộc bài , khả năng tiếp thu kiến thức mới cũng có phần chậm hơn các bạn trong lớp.
Như một lẽ tự nhiên mọi người điều cho rằng em ấy “học dốt”. Lúc đi học hay bị thầy (cô) la rầy vì thường xuyên không thuộc bài, không tập trung, kéo thành tích thi đua của cả lớp đi xuống. Tệ hơn là em ấy bị các bạn cùng lớp bắt nạt và sai vặt, nếu không làm theo bạn tổ trưởng sẽ mách với cô chủ nhiệm, rằng em ấy không thuộc bài.
Em của mình được sinh ra ở miền quê, cuộc sống ở đây vốn khó khăn. Ba mẹ chúng thường đi làm ăn ở xa hoặc nếu ở nhà cũng suốt ngay quanh quẩn ở ruộng đồng ít có thời gian gần gũi, quan tâm các con. Như ba mẹ mình lúc xưa khó khăn, không được học hành nên không thể chỉ dạy mình nhiều, chủ yếu là bản thân tự học từ lúc nhỏ.
Đến thời của em thì cuộc sống có phần cải thiện hơn nhưng vì ba mẹ ít học nên cũng chẳng thể giúp đỡ. Tuổi thơ của em không phải là những buổi chiều chơi búp bê, đồ hàng hay ô ăn quan mà là những buổi “học thêm” từ trên trường chuyển sang ở nhà thầy (cô).
Mình nhìn thấy rõ sự mệt mỏi của em khi nhắc đến việc học. Đi học với nhiều bạn là niềm vui nhưng có lẽ với em ấy nó chẳng khác gì một cực hình. Em đi học nhưng chẳng hiểu bài được bao nhiêu. Em sợ bị dò bài, sợ cô sẽ kiểm tra vở và nỗi sợ mỗi sáng thức giấc phải đến trường làm theo lời bạn.
Lần này vì dịch bệnh kéo dài, mình ở quê lâu hơn dự kiến, nên được cô nhờ kèm bài giúp cho em. Em học được ba ngày thì tự ý thức về nhà làm bài tập và chủ động hỏi bài mình. Mình thấy em tiến bộ hơn hẳn, cũng chăm chỉ hơn. Cứ đúng giờ là mang bài vở ra học chẳng cần ai nhắc nhở.
Rồi mình nhận ra, em không phải là đứa “học dốt” mà là chậm hiểu hơn so với các bạn. Chỉ cần giảm tốc độ giảng bài, kiên trì lặp đi lặp lại em sẽ nhớ và áp dụng được. Cũng không phải em lười học mà vì không hiểu nên không muốn học.
Mình thấy rõ sự vui mừng của em ấy khi hiểu bài. Nó chạy khắp xóm chỉ để khoe câu nói tiếng anh vừa học, lấy đó làm câu đố để hỏi người lớn. Cuối cùng em vẫn là một đứa trẻ con, có những suy nghĩ đơn thuần. Niềm vui của em giản dị lắm, chỉ cần một câu khen thì sẽ cười cả ngày dù trước đó vài giây bị mẹ mắng.
Hôm nay vô tình nhìn thấy được tờ giấy em ghi điều ước. Mình bật cười, thầm mong cho tương lai của em có phần tươi sáng hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của mình.
HỌC DỐT KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI TỘI
“Lớn lên em thích làm gì?”
“Em học hết lớp 9, rồi đi học uốn tóc”
“Không chị hỏi ước mơ của em, ước mơ được trở thành bác sĩ, cô giáo... ấy”
“Em học dốt lắm. Mẹ nói em ráng học hết lớp 9 rồi đi làm”.
Bạn có tin đó là lời nói được thốt ra từ một đứa trẻ 10 tuổi không? Mình đã thật sự bất ngờ với câu trả lời này của em. Nghĩ lại lúc bằng tuổi em, mình đã từng ước trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho nhiều người. Vậy mà đứa trẻ ấy lại có câu trả lời làm mình sững lại trong vài giây.
Em họ của mình năm nay mới vào lớp 4. So với bạn bè cùng trang lứa thì năng lực học tập của em ấy có phần kém hơn. Em tính toán không nhanh, thường xuyên không thuộc bài , khả năng tiếp thu kiến thức mới cũng có phần chậm hơn các bạn trong lớp.
Như một lẽ tự nhiên mọi người điều cho rằng em ấy “học dốt”. Lúc đi học hay bị thầy (cô) la rầy vì thường xuyên không thuộc bài, không tập trung, kéo thành tích thi đua của cả lớp đi xuống. Tệ hơn là em ấy bị các bạn cùng lớp bắt nạt và sai vặt, nếu không làm theo bạn tổ trưởng sẽ mách với cô chủ nhiệm, rằng em ấy không thuộc bài.
Em của mình được sinh ra ở miền quê, cuộc sống ở đây vốn khó khăn. Ba mẹ chúng thường đi làm ăn ở xa hoặc nếu ở nhà cũng suốt ngay quanh quẩn ở ruộng đồng ít có thời gian gần gũi, quan tâm các con. Như ba mẹ mình lúc xưa khó khăn, không được học hành nên không thể chỉ dạy mình nhiều, chủ yếu là bản thân tự học từ lúc nhỏ.
Đến thời của em thì cuộc sống có phần cải thiện hơn nhưng vì ba mẹ ít học nên cũng chẳng thể giúp đỡ. Tuổi thơ của em không phải là những buổi chiều chơi búp bê, đồ hàng hay ô ăn quan mà là những buổi “học thêm” từ trên trường chuyển sang ở nhà thầy (cô).
Mình nhìn thấy rõ sự mệt mỏi của em khi nhắc đến việc học. Đi học với nhiều bạn là niềm vui nhưng có lẽ với em ấy nó chẳng khác gì một cực hình. Em đi học nhưng chẳng hiểu bài được bao nhiêu. Em sợ bị dò bài, sợ cô sẽ kiểm tra vở và nỗi sợ mỗi sáng thức giấc phải đến trường làm theo lời bạn.
Lần này vì dịch bệnh kéo dài, mình ở quê lâu hơn dự kiến, nên được cô nhờ kèm bài giúp cho em. Em học được ba ngày thì tự ý thức về nhà làm bài tập và chủ động hỏi bài mình. Mình thấy em tiến bộ hơn hẳn, cũng chăm chỉ hơn. Cứ đúng giờ là mang bài vở ra học chẳng cần ai nhắc nhở.
Rồi mình nhận ra, em không phải là đứa “học dốt” mà là chậm hiểu hơn so với các bạn. Chỉ cần giảm tốc độ giảng bài, kiên trì lặp đi lặp lại em sẽ nhớ và áp dụng được. Cũng không phải em lười học mà vì không hiểu nên không muốn học.
Mình thấy rõ sự vui mừng của em ấy khi hiểu bài. Nó chạy khắp xóm chỉ để khoe câu nói tiếng anh vừa học, lấy đó làm câu đố để hỏi người lớn. Cuối cùng em vẫn là một đứa trẻ con, có những suy nghĩ đơn thuần. Niềm vui của em giản dị lắm, chỉ cần một câu khen thì sẽ cười cả ngày dù trước đó vài giây bị mẹ mắng.
Hôm nay vô tình nhìn thấy được tờ giấy em ghi điều ước. Mình bật cười, thầm mong cho tương lai của em có phần tươi sáng hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của mình.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0