Số báo danh:
48
Giới thiệu:
Tác giả Nguyen Thu Huong
CON CHỮ CHO EM
Trà Vinh, ngày 18 tháng 9 năm 2020
Dẫu bao nhiêu lời động viên từ bạn bè, nhưng tôi đều cảm thấy chúng sáo rỗng. Chỉ là những lời "hình thức" và tôi chẳng cảm nhận được tí nào thật lòng. Tôi trườn dài trên bàn học, chỉ mới 20 tuổi, nhưng sao lại thấy vô vàn áp lực tìm đến mình. Có lẽ vì tôi quá nhạy cảm. Dạo gần đây những tiếng thở dài cùng mớ cảm xúc hỗn độn cứ như cái vòng lặp vây lấy tôi, và tôi chẳng biết làm sao để thoát ra được cái vòng tròn đó, trông tôi thật thảm hại. "Ting"- tiếng chuông thông báo từ điện thoại vang lên. Cũng gần một tuần nay tôi không trả lời tin nhắn của bất kì ai. Nhưng lúc này có cái gì đó vô hình đã thôi thúc tôi tìm và mở điện thoại để xem tin nhắn, là chú Thi.
"Chiều con rảnh không? Chú định đi rong ruổi tác nghiệp, con đi không?"
Chú Thi là một người bạn, nhưng vì hơn tôi tận 13 tuổi nên tôi gọi là chú. Chú cháu tôi đều có chung đam mê đó là nhiếp ảnh. Nhưng chú có "dụng cụ" để "tác nghiệp", còn tôi thì không. Tôi hay đi theo chú vì chú nói tôi có "con mắt nghệ thuật". Mắt tôi có thể nhìn ra được vẻ đẹp của tất cả mọi thứ và góc độ để sự vật được nổi bật nhất. Điều mà chú nói chú còn dở lắm. Suy cho cùng thì chúng tôi cũng chỉ là những kẻ săn ảnh nghiệp dư, và những gã chuyên nghiệp thì chẳng mảy may đến những gì chúng chụp để mà phân tích đánh giá, từ góc độ, ánh sáng, chiều sâu,...Nên cũng chẳng có gì là "áp lực"( từ ngữ mà dạo gần đây cứ ám ảnh tôi ) khi đi săn ảnh. Tôi đồng ý đi theo chú, hơn nữa tôi nghĩ mình cần ra ngoài để gió trời hông khô đi bớt mớ muộn phiền trong lòng mình.
Hôm nay là một ngày nắng đẹp, trời cao, trong và xanh ngắt. Nắng cuối thu nhẹ nhàng, đôi lúc có vài cơn gió nhẹ thổi qua. Thời tiết hôm nay thật khéo xoa dịu lòng người.
-Mấy nay con bị sao vậy?
-Con stress quá. Con thấy mệt mỏi và không muốn làm gì.
-Nguyên nhân?
Tôi im lặng, vì tôi lười nói. Tôi không biết nói ra rồi chú có hiểu được những gì tôi đang chịu không. Và tôi lại nhận về một vài câu "hình thức " nữa. Đúng là con người cần ai đó hiểu mình hơn là yêu thương mình.
-Con không nói ra thì làm sao nó hết được. Ít ra chú từng trải qua thời tuổi trẻ như con, biết đâu chú hiểu.
Tôi thở dài:
-Con thấy nhiều áp lực quá - tôi òa khóc như đứa trẻ - con thấy bản thân thật tệ, thật vô dụng. Hai mươi tuổi, con không đạt được bất kì thành tích nào nổi bật. Bạn con đứa thông thạo hai, ba ngoại ngữ. Đứa đoạt giải cuộc thi sáng tạo này, đứa đang tham dự cuộc thi kia. Từ nhỏ cha mẹ luôn kì vọng cao vào con. Suốt 12 năm phổ thông, có lẽ vì con quá xuất sắc, nên cha mẹ nghĩ con xuất sắc. Nhưng không phải chú ơi. Lên đại học có rất nhiều người giỏi hơn con, và con không hơn họ được bất kì điều gì. - tôi nức nở.
Chú Thi nghe tiếng tôi khóc, nhưng chú không nhìn, điều đó làm tôi thấy thoải mái hơn, nói thẳng ra là đỡ ngại ngùng. Chú vẫn lia cái máy ảnh đủ các ngóc ngách, tiếng "tách, tách" vẫn vang lên đều đều. Tôi thật sự không biết lúc này chú có để tâm đến những gì tôi vừa nói hay không.
- Con đừng nhìn mọi thứ tiêu cực như vậy. Nếu mà tiếp xúc với những người giỏi nhưng họ mang lại cảm xúc tiêu cực cho con, thì thôi con tránh xa ra đi. Con nên ở gần những người cho con cái gì tích cực á.
Chú nói tiếp:
- Đúng là ở gần những người giỏi sẽ giúp con phát triển. Nhưng không phải ai giỏi cũng mang đến năng lượng tích cực đâu con. Bản chất con người mang sự ích kỷ trong đó.
- Nhà con không giàu, còn con hai đứa em, con không chịu nổi cảnh cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc, làm còng lưng, phải hạ mình đi mượn nợ vì sợ trễ hạn học phí cho con. Con dở quá phải không chú, hay do con quá tự mãn. Đến việc đậu vào đại học quốc gia con cũng không làm được. Năm đó con đã tin chắc rằng bản thân mình đã đậu. Nên tùy tiện để nguyện vọng 2 vào một trường khác chỉ vì bạn bè con đặt ở đó...
-Hương! Hương!
Tôi ngước lên, trước mắt tôi là con đường làng chạy dài, có đám trẻ con vừa tan học chạy về.
- Nè, chụp đi! - chú đưa cái máy ảnh cho tôi.
- Nhưng mà...
- Nhanh đi tụi nó chạy đi mất bây giờ!
"Tách".
- Có chụp kịp không?
- Dạ có, nhưng mà, không được đẹp.
- Đâu, đưa chú coi.
Mặc dù hay đi săn ảnh nhưng tôi lại không có máy ảnh, tôi đã dự định mua máy ảnh từ rất lâu rồi nhưng hễ để dành được chút tiền thì lại có một việc gì đó ập đến, khiến số tiền bị tiêu hết. Đến nay thì tôi vẫn chụp hình bằng chiếc điện thoại android cùi của mình. May mắn thay là nó vẫn hoạt động tốt như thể tỏ lòng trung thành với cô chủ nghèo này vậy. Tôi hay đi theo chú Thi, và các anh chị thích chụp ảnh khác. Ban đầu thì tôi ngại lắm, vì mình không có máy ảnh. Nhưng chú Thi giới thiệu "nhỏ cháu anh, rủ theo phụ xách đồ", nên tôi đỡ ngại hơn. Có những hôm chú Thi cho tôi toàn quyền dùng máy ảnh của chú. Tôi luôn biết ơn chú vì điều đó. Chú làm vậy vì thấy được sự thích thú trong mắt tôi khi được cầm chiếc máy ảnh.
- Con biết tại sao chú kêu con chụp khoảnh khắc nảy không?
Tôi im lặng hồi lâu, trong đầu tôi hình dung ra rất nhiều lí do, và có lẽ do có quá nhiều lí do nên độ chính xác bị chia nhỏ dần, tôi lắc đầu:
- Dạ không.
- Chú biết con vừa nhận ra được điều gì. Con là đứa nhạy cảm mà.
Đúng, tôi là đứa nhạy cảm. Khoảnh khắc vừa rồi làm lòng tôi trĩu nặng hơn. Đám trẻ đó trạc tuổi nhau, nhưng đứa được đến trường, đứa thì phải lao vào mưu sinh phụ giúp gia đình.
Quê tôi là một nông thôn nghèo, mọi thứ phát triển chậm chạp đến nổi gần như là lạc hậu. Điều kiện giáo dục ở những vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn rất nhiều. Và tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn rất cao. Không lấy làm khó để bắt gặp những cảnh thế này. Mấy đứa nhóc chỉ năm, sáu tuổi mà phải ra đồng mò cua, bắt ốc phụ giúp gia đình. Và giấc mơ con chữ là cái gì đó thật xa xỉ.
Cuộc đời này khéo giăng ra những cái bẫy, đợi những người nghèo sa chân vào. Nó như cái vòng lặp, từ đời ông bà, cha mẹ rồi đến con cái họ. Nếu không tìm cho mình một con đường mới hơn, thì cái nghèo vẫn luôn lặp lại tuần hoàn. So với đứa trẻ này, tôi may mắn hơn rất nhiều. Tuy nhà tôi không khá giả, nhưng tôi chưa bao giờ phải thiếu ăn thiếu mặc. Và so với đám bạn học chung hồi tiểu học, thì chỉ có duy nhất mình tôi được học tới đại học. Mặc dù không phải là đại học quốc gia, nhưng cũng là một trường công danh giá. Và tôi phải đáng tự hào, cớ sao lại cho phép bản thân tự ti.
Suốt từ giây phút tôi cuối xuống chụp bức ảnh này, trong đầu tôi cứ ám ảnh về nó. Những điều tôi trải qua liệu có phải là quá to tát, hay do bản thân tôi là đứa "nghiện nổi đau"?
- Con kể tiếp đi, chú đang nghe dở mà.
Giây phút này, tôi thấy mọi chuyện tôi trải qua thật sự chẳng có gì to tát. Phàm ở đời, chỉ có chuyện sinh tử là quan trọng, còn lại chỉ là mớ cỏn con.
- Thôi, không có gì đâu chú.
- Con ổn không?
- Dạ ổn mà, à mà chú Thi, canon và nikon thì cái nào hợp lí hơn cho người mới bắt đầu?
Sự chuyển chủ đề nhanh như chớp của tôi làm chú Thi bật cười, có lẽ chú cũng hiểu trong lòng tôi vừa có một sự thay đổi lớn. Vũ trụ đã giúp đỡ tôi, lúc chuông thông báo tin nhắn đến, cái vô hình thôi thúc tôi mở điện thoại để xem tin nhắn là sự giúp đỡ của vũ trụ. Có những điều khi ta ngẫm nghĩ lại, dường như có một thế lực nào đó đã sắp đặt sẵn rồi. Và con người ta chỉ cần vài khoảnh khắc nhỏ, cũng có thể thay đổi rất nhiều.
Trà Vinh, ngày 15 tháng 10 năm 2021
Sáng nay tôi thức dậy cùng tiếng lũ chim sẻ líu lo bên hè. Bỗng muốn uống ngay một ly trà nóng. Lật đật gom nhặt mớ suy nghĩ rụng rơi bên gối đêm qua rồi đem ra ngoài vứt bỏ. Khẽ nói cảm ơn đời. Cảm ơn bầu trời, cảm ơn ngọn gió, cảm ơn cả tiếng chim hót líu lo, cảm ơn buổi sáng ngày hôm nay... vì tôi còn được sống. Nếu ai hỏi tôi bao nhiêu tuổi, tôi nói tôi mới 20 thôi, đừng tính khoảng thời gian dịch bệnh vào. Vì khoảng thời gian đó tôi chẳng làm được gì. Xém chút tôi lại bị rơi vào trầm cảm như ngày xưa. Nhưng thật may mắn, sáng nào tôi cũng thức dậy cùng lòng biết ơn. Biết ơn cuộc đời, biết ơn vì hôm nay tôi còn được sống, và tự nhủ tôi phải sống hết mình. Dịch bệnh làm bao nhiêu dự án và kế hoạch của tôi bị đóng băng. Giấc mơ đưa con chữ đến vùng quê nghèo và thư viện cho em cũng tạm gác lại. Hồi trước dịch, tôi nhận làm gia sư ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp, công việc tuy có vất vả, nhưng mang lại niềm vui rất lớn cho tôi. Tôi cùng một vài bạn nữa vận động chương trình quyên tặng sách giáo khoa về vùng quê nghèo, và đã lên cho mình kế hoạch tham gia tình nguyện cùng VEO( Volunteer For Education ). Nhưng dịch bệnh bùng phát khiến mọi thứ bị đóng băng hơn 5 tháng trời. Thật may mắn tôi còn con chữ để giải khuây. Tôi bắt đầu đọc sách và viết lách nhiều hơn. Đến giờ thì tôi vẫn tâm đắc câu "đọc thêm một quyển sách, đi thêm một hành trình".
Kể từ khoảnh khắc chụp được bức ảnh này, tôi đã tự nhủ rằng mình cần làm gì đó để giúp đỡ nhiều người hơn. Là đứa trẻ lớn lên từ một vùng quê nghèo, thiếu thốn các điều kiện giáo dục, hơn ai hết, tôi hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. Thật khó tin chỉ một khoảnh khắc nhỏ nhoi đã khiến tôi có nhiều động lực như vậy. Nhưng mọi sự thay đổi trong cuộc đời, đều bắt nguồn từ những khoảnh khắc rất nhỏ.
Chúc tôi thật bản lĩnh để kiên trì đến cùng.
CON CHỮ CHO EM
Trà Vinh, ngày 18 tháng 9 năm 2020
Dẫu bao nhiêu lời động viên từ bạn bè, nhưng tôi đều cảm thấy chúng sáo rỗng. Chỉ là những lời "hình thức" và tôi chẳng cảm nhận được tí nào thật lòng. Tôi trườn dài trên bàn học, chỉ mới 20 tuổi, nhưng sao lại thấy vô vàn áp lực tìm đến mình. Có lẽ vì tôi quá nhạy cảm. Dạo gần đây những tiếng thở dài cùng mớ cảm xúc hỗn độn cứ như cái vòng lặp vây lấy tôi, và tôi chẳng biết làm sao để thoát ra được cái vòng tròn đó, trông tôi thật thảm hại. "Ting"- tiếng chuông thông báo từ điện thoại vang lên. Cũng gần một tuần nay tôi không trả lời tin nhắn của bất kì ai. Nhưng lúc này có cái gì đó vô hình đã thôi thúc tôi tìm và mở điện thoại để xem tin nhắn, là chú Thi.
"Chiều con rảnh không? Chú định đi rong ruổi tác nghiệp, con đi không?"
Chú Thi là một người bạn, nhưng vì hơn tôi tận 13 tuổi nên tôi gọi là chú. Chú cháu tôi đều có chung đam mê đó là nhiếp ảnh. Nhưng chú có "dụng cụ" để "tác nghiệp", còn tôi thì không. Tôi hay đi theo chú vì chú nói tôi có "con mắt nghệ thuật". Mắt tôi có thể nhìn ra được vẻ đẹp của tất cả mọi thứ và góc độ để sự vật được nổi bật nhất. Điều mà chú nói chú còn dở lắm. Suy cho cùng thì chúng tôi cũng chỉ là những kẻ săn ảnh nghiệp dư, và những gã chuyên nghiệp thì chẳng mảy may đến những gì chúng chụp để mà phân tích đánh giá, từ góc độ, ánh sáng, chiều sâu,...Nên cũng chẳng có gì là "áp lực"( từ ngữ mà dạo gần đây cứ ám ảnh tôi ) khi đi săn ảnh. Tôi đồng ý đi theo chú, hơn nữa tôi nghĩ mình cần ra ngoài để gió trời hông khô đi bớt mớ muộn phiền trong lòng mình.
Hôm nay là một ngày nắng đẹp, trời cao, trong và xanh ngắt. Nắng cuối thu nhẹ nhàng, đôi lúc có vài cơn gió nhẹ thổi qua. Thời tiết hôm nay thật khéo xoa dịu lòng người.
-Mấy nay con bị sao vậy?
-Con stress quá. Con thấy mệt mỏi và không muốn làm gì.
-Nguyên nhân?
Tôi im lặng, vì tôi lười nói. Tôi không biết nói ra rồi chú có hiểu được những gì tôi đang chịu không. Và tôi lại nhận về một vài câu "hình thức " nữa. Đúng là con người cần ai đó hiểu mình hơn là yêu thương mình.
-Con không nói ra thì làm sao nó hết được. Ít ra chú từng trải qua thời tuổi trẻ như con, biết đâu chú hiểu.
Tôi thở dài:
-Con thấy nhiều áp lực quá - tôi òa khóc như đứa trẻ - con thấy bản thân thật tệ, thật vô dụng. Hai mươi tuổi, con không đạt được bất kì thành tích nào nổi bật. Bạn con đứa thông thạo hai, ba ngoại ngữ. Đứa đoạt giải cuộc thi sáng tạo này, đứa đang tham dự cuộc thi kia. Từ nhỏ cha mẹ luôn kì vọng cao vào con. Suốt 12 năm phổ thông, có lẽ vì con quá xuất sắc, nên cha mẹ nghĩ con xuất sắc. Nhưng không phải chú ơi. Lên đại học có rất nhiều người giỏi hơn con, và con không hơn họ được bất kì điều gì. - tôi nức nở.
Chú Thi nghe tiếng tôi khóc, nhưng chú không nhìn, điều đó làm tôi thấy thoải mái hơn, nói thẳng ra là đỡ ngại ngùng. Chú vẫn lia cái máy ảnh đủ các ngóc ngách, tiếng "tách, tách" vẫn vang lên đều đều. Tôi thật sự không biết lúc này chú có để tâm đến những gì tôi vừa nói hay không.
- Con đừng nhìn mọi thứ tiêu cực như vậy. Nếu mà tiếp xúc với những người giỏi nhưng họ mang lại cảm xúc tiêu cực cho con, thì thôi con tránh xa ra đi. Con nên ở gần những người cho con cái gì tích cực á.
Chú nói tiếp:
- Đúng là ở gần những người giỏi sẽ giúp con phát triển. Nhưng không phải ai giỏi cũng mang đến năng lượng tích cực đâu con. Bản chất con người mang sự ích kỷ trong đó.
- Nhà con không giàu, còn con hai đứa em, con không chịu nổi cảnh cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc, làm còng lưng, phải hạ mình đi mượn nợ vì sợ trễ hạn học phí cho con. Con dở quá phải không chú, hay do con quá tự mãn. Đến việc đậu vào đại học quốc gia con cũng không làm được. Năm đó con đã tin chắc rằng bản thân mình đã đậu. Nên tùy tiện để nguyện vọng 2 vào một trường khác chỉ vì bạn bè con đặt ở đó...
-Hương! Hương!
Tôi ngước lên, trước mắt tôi là con đường làng chạy dài, có đám trẻ con vừa tan học chạy về.
- Nè, chụp đi! - chú đưa cái máy ảnh cho tôi.
- Nhưng mà...
- Nhanh đi tụi nó chạy đi mất bây giờ!
"Tách".
- Có chụp kịp không?
- Dạ có, nhưng mà, không được đẹp.
- Đâu, đưa chú coi.
Mặc dù hay đi săn ảnh nhưng tôi lại không có máy ảnh, tôi đã dự định mua máy ảnh từ rất lâu rồi nhưng hễ để dành được chút tiền thì lại có một việc gì đó ập đến, khiến số tiền bị tiêu hết. Đến nay thì tôi vẫn chụp hình bằng chiếc điện thoại android cùi của mình. May mắn thay là nó vẫn hoạt động tốt như thể tỏ lòng trung thành với cô chủ nghèo này vậy. Tôi hay đi theo chú Thi, và các anh chị thích chụp ảnh khác. Ban đầu thì tôi ngại lắm, vì mình không có máy ảnh. Nhưng chú Thi giới thiệu "nhỏ cháu anh, rủ theo phụ xách đồ", nên tôi đỡ ngại hơn. Có những hôm chú Thi cho tôi toàn quyền dùng máy ảnh của chú. Tôi luôn biết ơn chú vì điều đó. Chú làm vậy vì thấy được sự thích thú trong mắt tôi khi được cầm chiếc máy ảnh.
- Con biết tại sao chú kêu con chụp khoảnh khắc nảy không?
Tôi im lặng hồi lâu, trong đầu tôi hình dung ra rất nhiều lí do, và có lẽ do có quá nhiều lí do nên độ chính xác bị chia nhỏ dần, tôi lắc đầu:
- Dạ không.
- Chú biết con vừa nhận ra được điều gì. Con là đứa nhạy cảm mà.
Đúng, tôi là đứa nhạy cảm. Khoảnh khắc vừa rồi làm lòng tôi trĩu nặng hơn. Đám trẻ đó trạc tuổi nhau, nhưng đứa được đến trường, đứa thì phải lao vào mưu sinh phụ giúp gia đình.
Quê tôi là một nông thôn nghèo, mọi thứ phát triển chậm chạp đến nổi gần như là lạc hậu. Điều kiện giáo dục ở những vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn rất nhiều. Và tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn rất cao. Không lấy làm khó để bắt gặp những cảnh thế này. Mấy đứa nhóc chỉ năm, sáu tuổi mà phải ra đồng mò cua, bắt ốc phụ giúp gia đình. Và giấc mơ con chữ là cái gì đó thật xa xỉ.
Cuộc đời này khéo giăng ra những cái bẫy, đợi những người nghèo sa chân vào. Nó như cái vòng lặp, từ đời ông bà, cha mẹ rồi đến con cái họ. Nếu không tìm cho mình một con đường mới hơn, thì cái nghèo vẫn luôn lặp lại tuần hoàn. So với đứa trẻ này, tôi may mắn hơn rất nhiều. Tuy nhà tôi không khá giả, nhưng tôi chưa bao giờ phải thiếu ăn thiếu mặc. Và so với đám bạn học chung hồi tiểu học, thì chỉ có duy nhất mình tôi được học tới đại học. Mặc dù không phải là đại học quốc gia, nhưng cũng là một trường công danh giá. Và tôi phải đáng tự hào, cớ sao lại cho phép bản thân tự ti.
Suốt từ giây phút tôi cuối xuống chụp bức ảnh này, trong đầu tôi cứ ám ảnh về nó. Những điều tôi trải qua liệu có phải là quá to tát, hay do bản thân tôi là đứa "nghiện nổi đau"?
- Con kể tiếp đi, chú đang nghe dở mà.
Giây phút này, tôi thấy mọi chuyện tôi trải qua thật sự chẳng có gì to tát. Phàm ở đời, chỉ có chuyện sinh tử là quan trọng, còn lại chỉ là mớ cỏn con.
- Thôi, không có gì đâu chú.
- Con ổn không?
- Dạ ổn mà, à mà chú Thi, canon và nikon thì cái nào hợp lí hơn cho người mới bắt đầu?
Sự chuyển chủ đề nhanh như chớp của tôi làm chú Thi bật cười, có lẽ chú cũng hiểu trong lòng tôi vừa có một sự thay đổi lớn. Vũ trụ đã giúp đỡ tôi, lúc chuông thông báo tin nhắn đến, cái vô hình thôi thúc tôi mở điện thoại để xem tin nhắn là sự giúp đỡ của vũ trụ. Có những điều khi ta ngẫm nghĩ lại, dường như có một thế lực nào đó đã sắp đặt sẵn rồi. Và con người ta chỉ cần vài khoảnh khắc nhỏ, cũng có thể thay đổi rất nhiều.
Trà Vinh, ngày 15 tháng 10 năm 2021
Sáng nay tôi thức dậy cùng tiếng lũ chim sẻ líu lo bên hè. Bỗng muốn uống ngay một ly trà nóng. Lật đật gom nhặt mớ suy nghĩ rụng rơi bên gối đêm qua rồi đem ra ngoài vứt bỏ. Khẽ nói cảm ơn đời. Cảm ơn bầu trời, cảm ơn ngọn gió, cảm ơn cả tiếng chim hót líu lo, cảm ơn buổi sáng ngày hôm nay... vì tôi còn được sống. Nếu ai hỏi tôi bao nhiêu tuổi, tôi nói tôi mới 20 thôi, đừng tính khoảng thời gian dịch bệnh vào. Vì khoảng thời gian đó tôi chẳng làm được gì. Xém chút tôi lại bị rơi vào trầm cảm như ngày xưa. Nhưng thật may mắn, sáng nào tôi cũng thức dậy cùng lòng biết ơn. Biết ơn cuộc đời, biết ơn vì hôm nay tôi còn được sống, và tự nhủ tôi phải sống hết mình. Dịch bệnh làm bao nhiêu dự án và kế hoạch của tôi bị đóng băng. Giấc mơ đưa con chữ đến vùng quê nghèo và thư viện cho em cũng tạm gác lại. Hồi trước dịch, tôi nhận làm gia sư ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp, công việc tuy có vất vả, nhưng mang lại niềm vui rất lớn cho tôi. Tôi cùng một vài bạn nữa vận động chương trình quyên tặng sách giáo khoa về vùng quê nghèo, và đã lên cho mình kế hoạch tham gia tình nguyện cùng VEO( Volunteer For Education ). Nhưng dịch bệnh bùng phát khiến mọi thứ bị đóng băng hơn 5 tháng trời. Thật may mắn tôi còn con chữ để giải khuây. Tôi bắt đầu đọc sách và viết lách nhiều hơn. Đến giờ thì tôi vẫn tâm đắc câu "đọc thêm một quyển sách, đi thêm một hành trình".
Kể từ khoảnh khắc chụp được bức ảnh này, tôi đã tự nhủ rằng mình cần làm gì đó để giúp đỡ nhiều người hơn. Là đứa trẻ lớn lên từ một vùng quê nghèo, thiếu thốn các điều kiện giáo dục, hơn ai hết, tôi hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. Thật khó tin chỉ một khoảnh khắc nhỏ nhoi đã khiến tôi có nhiều động lực như vậy. Nhưng mọi sự thay đổi trong cuộc đời, đều bắt nguồn từ những khoảnh khắc rất nhỏ.
Chúc tôi thật bản lĩnh để kiên trì đến cùng.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0