Số báo danh:
51
Giới thiệu:
Tác giả Thành Trung
PHẠT NHƯ KHÔNG PHẠT
“Sao về muộn thế mày, anh tưởng hôm nay chỉ có 4 tiết thôi.”
“Thôi anh đừng hỏi nữa, vừa bị bắt đi dọn rác quanh sân trường đấy.”
“Thế làm sao….”
“Có rác trong thùng rác, đang điên đấy, cấm hỏi nữa!”
Đó là giọng điệu xấc xược của em mình khi vừa bị cô chủ nhiệm phạt do vi phạm nội quy của lớp – có rác trong “thùng rác”. Haizz…may mà không hỏi thêm câu nào nữa không là hôm nay lại chiến tranh mất.
Nghe xong câu chuyện dở khóc dở cười của nó, chắc chả ai bất ngờ nhỉ, vì thời đi học chắc ai cũng từng bị phạt bởi một lý do mà nghĩ lại thì…đếch hiểu tại sao mình bị phạt đúng không. Mình đã không định viết bài này đâu nhưng trưa nay ngồi đọc báo, thấy trên cafebiz có một chia sẻ rất hay của Tiến sỹ giáo dục Vũ Thu Hương: “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ.” Nhớ lại hổi còn học cấp 1, cấp 2 mình cũng từng bị phạt, và chứng kiến bạn bè mình bị phạt bởi những lý do…ối dồi ôi lắm. Hôm nay “nhân dịp” em mình bị phạt nhặt rác quanh sân trường dưới cơn mưa lạnh buốt, mình xin được phép nói lên nhưng điều mình thấy cực kì vô lý ở những ngôi trường mình đã học và đặc biệt là những lần tụi mình bị phạt với lý do không thể chấp nhận được. Mình xin đính chính là bài viết này không có ý lên án hay miệt thị các thầy cô giáo, đây chỉ là chút thắc mắc nhỏ của một câu học sinh cấp 3 vừa ra trường gần 2 năm, của một đứa xấc xược và kém hiểu biết. Bài viết này chắc có nhiều ngôn từ không đúng mực, nên mong ai đã kiên nhẫn đọc bài có thể hiểu cho mình. Thành thật xin lỗi vì điều đó.
1.Những lần thầy cô dùng “Phép thuật Winx Enchantix” biến hình thành thục hơn trong phim
Những tiết dự giờ luôn là thời gian để đánh giá năng lực của giáo viên, vậy tại sao nó luôn được báo trước. Về khả năng biến hình thì không ai bằng cô Châm –giáo viên môn Địa lý, cô chủ nhiệm mấy năm cấp 2 của tụi mình đâu. Trong lần dự giờ, cô là một cô tiên xanh trong chuyện cổ tích, cô là một giáo viên giỏi và tâm huyết với nghề, trong tiết học của cô không bao giờ có tiếng nói chuyện riêng. Học sinh luôn trong trạng thái lưng thẳng tắp, đầu ngẩng cao, chăm chú nghe và chép “sách giáo khoa”. Còn những giờ không có giáo viên dự giờ thì cô sẽ hóa thân thành người kể chuyện. Những câu chuyện đó cuốn hút lắm và thường kéo dài đến…hết tiết. Và bọn mình sẽ tranh thủ “note” những ý chính vào sách giáo khoa. Hôm nào đó cô nổi hứng cô sẽ kiểm tra vở ghi, đứa nào vở không có chữ nào là y như rằng sẽ chép phạt. Nhưng điều kì lạ là không đứa nào dám hỏi cô là sẽ chép cái gì. Nghe đến đây nhiều bạn sẽ hỏi rằng: “Thế các bạn làm thế nào để thi?”. Xin thưa là bọn mình có đề cương hết, đề cương có cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Trắc nghiệm thì giống đến 99%, tự luận thì sẽ có 3 đến 4 câu trong khi đó bài thi thì sẽ lấy 2 câu trong đề cương thôi ?. Thế mà đầy lần mình còn chả nổi 5 điểm. Mặc dù thế thì trừ lúc bị kiểm tra vở ra mình vẫn thích học môn Địa lắm. Giờ ngồi viết lại mấy dòng này mình nghĩ bụng: “Hồi đấy nếu trường cho phép, khéo mình mang chút đồ ăn vặt với nước ngọt lên lớp bán thì chắc cũng kiếm kha khá đấy nhỉ”.
2.Bị phạt vì “có rác trong thùng rác” và những hình phạt khó đỡ khác.
Nếu nhớ không nhầm, trong một lần được giao nhiệm vụ trực nhật thì nhóm mình cũng bị phạt vì tội để thùng rác có rác. Nhưng nguyên nhân ở đây là do tụi mình không hoàn thành nhiệm vụ, tụi mình đã quên đổ rác khi trực nhật. Thiệt tình thì có mỗi mấy việc cỏn con như quét lớp, lau bảng, đổ rác…thôi cũng không làm được thì… cô phạt cho là phải. Còn trường hợp của em mình, thì thật không thể hiểu nổi không. Thầy cô bị “cháy giáo án” nên tụi nó phải học cả giờ giải lao thì thời gian “giải quyết nỗi buồn” còn chả có thì sao nhớ đến việc đổ rác. Đen đủ là sau pha trải nghiệm cháy giáo án đó thì tiết tiếp theo chính là tiết của cô chủ nhiệm. Thế là thế là tụi nó bị phạt và không một lời giải thích nào từ tụi nó được nghe cả. Lại nói đến vấn để “giải quyết nỗi buồn cá nhân”, thời tụi mình còn có một câu chuyện oái oăm mà không muốn nhắc lại nhưng hôm nay mình sẽ lấy hết can đảm để nói lên những lời từ đáy lòng. Mình không nhớ câu chuyện đó diễn ra chính xác vào năm nào nữa, có một lần thằng bạn cùng lớp mình xin đi vệ sinh và nó đi…hết tiết luôn. Một pha trốn tiết hơi ngáo ngơ và kết quả là nó bị phạt còn lớp mình “phát sinh” thêm một nội quy mới – đi vệ sinh đúng giờ quy định. Làm gì có ai kiểm soát được hoạt động sinh học của bản thân nhỉ. Nếu có thì cũng chả ai dám cổ xúy cho việc đấy đâu. Nếu có học sinh nào dám hỏi lại là cô có thể làm mẫu cho em không thì tới công chuyện luôn đấy. Giáo viên bị cháy giáo án xin thêm giờ của học sinh thì được, vậy tại sao học sinh xin chút thời gian để giải quyết các nhu cầu cơ bản của học sinh thì không. Đồng ý là do có một học sinh vi phạm mà các thầy cô không có biện pháp răn đe thì chắc loạn mất, nhưng cô đã phạt bạn ý trước mặt cả lớp rồi thì sao còn phát sinh thêm cái nội quy vô lý như vậy chứ.
3.Những hình phạt và cách phạt mà trong phim chắc cũng đếch có.
Theo quan điểm của mình, nếu khen thì khen trước nhiều người, còn chê thì chỉ chê ở chỗ chỉ có hai người thôi. Còn đây các thầy cô cứ gọi ra trước lớp mà đay nghiến, bêu xấu trước bao nhiêu người, thế thì gọi là triệt hạ rồi chứ phạt gì tầm này nữa. Những lỗi nặng hơn và mang tính tập thể hơn thì được nhắc tên trước toàn trường. Ôi có những lần không chỉ một mình học sinh bị phạt thấy tủi thân đâu mà cả lớp còn nhục thay đấy chứ. Tuần nào mà lớp mình có nhiều đứa vi phạm nội quy, làm cho điểm thi đua của lớp đứng bét bảng hay áp chót là y như rằng buổi thứ 2 chào cờ tuần sau nhục mặt luôn. Tiết chào cờ nào của trường mình cũng có chuyên mục đọc điểm thi đua hàng tuần, lớp nào đứng nhất thì quả là vinh dự, còn mấy lớp đội sổ thì kiểu gì cũng bị nhắc tên đi nhắc tên lại nhiều lần khiến ai cũng nhớ mặt đặt tên luôn ý. Việc triệt hạ học sinh kiểu này sẽ dẫn đến hai trường hợp: Đối với những học sinh có thành tích kém mà bêu xếu như thế sẽ rất dễ gây tâm lý e ngại trước đám đông, việc phát biểu đối với các bạn còn khó khăn, đây lần đầu đứng lên trước đám đông thì cứ như đứng trước vành móng ngựa ý thì ai chịu được, còn đối với mấy đứa nghịch, việc cả trường ai cũng biết nó nghịch rồi thì nó cần gì phải ngoan nữa, ngoan cho ai xem, phải mình thì mình quậy tung trường lên cho thầy cô từng bừng luôn (cái này đùa đấy?).
Lại nói đến đứa em và câu chuyện dở khóc dở cười của nó, qua câu chuyện này mình chợt nhận ra là…con em mình không hề nhớ sinh nhật mình nhưng không bao giờ quên sinh nhật của các thầy cô chủ nhiệm trong suốt 8 năm đi học luôn. Cái này thì mình hoàn toàn hiểu, mấy ngày như 20/11 hay sinh nhật thầy cô mà không nhớ, không chuẩn bị chút “quà quê” thì cũng có chút thất lễ đấy (cái này mình đã từng trải qua ở thời cấp 1, cấp 2 nên biết đôi chút) . Điều đó có thể khiến điểm Văn hay điểm Toán tụt kha khá đấy chứ đùa. Vì quan niệm của thầy cô luôn là những đứa viết văn hay, làm toán giỏi thì luôn được cho là rất thông minh. Còn mấy đứa giỏi Sử hay Địa thì có bao giờ được đánh giá cao đâu. Dù có cố gắng thi đỗ trường chuyên đi chăng nữa thì trong mắt các cô tụi nó cũng chỉ có cái mác trường chuyên thôi, chứ không có năng lực, không thông minh. Khổ nhất là mấy đứa đá bóng hay hay giỏi tin học (chơi game giỏi) thì trong mắt thầy cô luôn là những đứa “ngu si tứ chi phát triển” hay chỉ biết chơi game không được tích sử gì, sau này thì cũng thành thứ cặn bã của xã hội. Có tới tận 7 loại hình thông minh mà, tại sai các thầy cô lại quá cảm tính trong việc đánh giá học sinh như vậy.
Theo tiến sỹ giáo dục Vũ Thu Hương: “Trẻ không bị phạt sẽ rất dễ nảy sinh tính coi thường người lớn, coi thường kỉ luật và các qui tắc lễ phép”. Nhưng xin thưa rằng phụ huynh bây giờ họ hiểu biết lắm. Cái họ quan tâm cách phạt và cả cách khen thưởng học sinh của thầy cô nữa cơ. Giáo dục đi đôi với thành tích chứ giáo dục không lệ thuộc vào thành tích. Nhìn sâu hơn về hôi chứng bệnh thành tích của cả giáo viên và học sinh, chúng ta sẽ thấy nhiều hạt sạn to đùng của giáo dục Việt Nam. Điển hình như một “tiến sỹ” nào đó của VTV hay sao ý nhỉ, chắc chú đấy giỏi toán và viết văn siêu lắm nhưng khi bị các anh công an giao thông kiểm tra thì lại gân cổ lên chửi : “Bố mày là tiến sỹ đấy”.
Xin lỗi vì quả ảnh không mấy liên quan lắm, nhưng vì nó tấu hài nên mình nghĩ nó sẽ thích hợp cho mấy bài tấu hài kiểu này??
PHẠT NHƯ KHÔNG PHẠT
“Sao về muộn thế mày, anh tưởng hôm nay chỉ có 4 tiết thôi.”
“Thôi anh đừng hỏi nữa, vừa bị bắt đi dọn rác quanh sân trường đấy.”
“Thế làm sao….”
“Có rác trong thùng rác, đang điên đấy, cấm hỏi nữa!”
Đó là giọng điệu xấc xược của em mình khi vừa bị cô chủ nhiệm phạt do vi phạm nội quy của lớp – có rác trong “thùng rác”. Haizz…may mà không hỏi thêm câu nào nữa không là hôm nay lại chiến tranh mất.
Nghe xong câu chuyện dở khóc dở cười của nó, chắc chả ai bất ngờ nhỉ, vì thời đi học chắc ai cũng từng bị phạt bởi một lý do mà nghĩ lại thì…đếch hiểu tại sao mình bị phạt đúng không. Mình đã không định viết bài này đâu nhưng trưa nay ngồi đọc báo, thấy trên cafebiz có một chia sẻ rất hay của Tiến sỹ giáo dục Vũ Thu Hương: “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ.” Nhớ lại hổi còn học cấp 1, cấp 2 mình cũng từng bị phạt, và chứng kiến bạn bè mình bị phạt bởi những lý do…ối dồi ôi lắm. Hôm nay “nhân dịp” em mình bị phạt nhặt rác quanh sân trường dưới cơn mưa lạnh buốt, mình xin được phép nói lên nhưng điều mình thấy cực kì vô lý ở những ngôi trường mình đã học và đặc biệt là những lần tụi mình bị phạt với lý do không thể chấp nhận được. Mình xin đính chính là bài viết này không có ý lên án hay miệt thị các thầy cô giáo, đây chỉ là chút thắc mắc nhỏ của một câu học sinh cấp 3 vừa ra trường gần 2 năm, của một đứa xấc xược và kém hiểu biết. Bài viết này chắc có nhiều ngôn từ không đúng mực, nên mong ai đã kiên nhẫn đọc bài có thể hiểu cho mình. Thành thật xin lỗi vì điều đó.
1.Những lần thầy cô dùng “Phép thuật Winx Enchantix” biến hình thành thục hơn trong phim
Những tiết dự giờ luôn là thời gian để đánh giá năng lực của giáo viên, vậy tại sao nó luôn được báo trước. Về khả năng biến hình thì không ai bằng cô Châm –giáo viên môn Địa lý, cô chủ nhiệm mấy năm cấp 2 của tụi mình đâu. Trong lần dự giờ, cô là một cô tiên xanh trong chuyện cổ tích, cô là một giáo viên giỏi và tâm huyết với nghề, trong tiết học của cô không bao giờ có tiếng nói chuyện riêng. Học sinh luôn trong trạng thái lưng thẳng tắp, đầu ngẩng cao, chăm chú nghe và chép “sách giáo khoa”. Còn những giờ không có giáo viên dự giờ thì cô sẽ hóa thân thành người kể chuyện. Những câu chuyện đó cuốn hút lắm và thường kéo dài đến…hết tiết. Và bọn mình sẽ tranh thủ “note” những ý chính vào sách giáo khoa. Hôm nào đó cô nổi hứng cô sẽ kiểm tra vở ghi, đứa nào vở không có chữ nào là y như rằng sẽ chép phạt. Nhưng điều kì lạ là không đứa nào dám hỏi cô là sẽ chép cái gì. Nghe đến đây nhiều bạn sẽ hỏi rằng: “Thế các bạn làm thế nào để thi?”. Xin thưa là bọn mình có đề cương hết, đề cương có cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Trắc nghiệm thì giống đến 99%, tự luận thì sẽ có 3 đến 4 câu trong khi đó bài thi thì sẽ lấy 2 câu trong đề cương thôi ?. Thế mà đầy lần mình còn chả nổi 5 điểm. Mặc dù thế thì trừ lúc bị kiểm tra vở ra mình vẫn thích học môn Địa lắm. Giờ ngồi viết lại mấy dòng này mình nghĩ bụng: “Hồi đấy nếu trường cho phép, khéo mình mang chút đồ ăn vặt với nước ngọt lên lớp bán thì chắc cũng kiếm kha khá đấy nhỉ”.
2.Bị phạt vì “có rác trong thùng rác” và những hình phạt khó đỡ khác.
Nếu nhớ không nhầm, trong một lần được giao nhiệm vụ trực nhật thì nhóm mình cũng bị phạt vì tội để thùng rác có rác. Nhưng nguyên nhân ở đây là do tụi mình không hoàn thành nhiệm vụ, tụi mình đã quên đổ rác khi trực nhật. Thiệt tình thì có mỗi mấy việc cỏn con như quét lớp, lau bảng, đổ rác…thôi cũng không làm được thì… cô phạt cho là phải. Còn trường hợp của em mình, thì thật không thể hiểu nổi không. Thầy cô bị “cháy giáo án” nên tụi nó phải học cả giờ giải lao thì thời gian “giải quyết nỗi buồn” còn chả có thì sao nhớ đến việc đổ rác. Đen đủ là sau pha trải nghiệm cháy giáo án đó thì tiết tiếp theo chính là tiết của cô chủ nhiệm. Thế là thế là tụi nó bị phạt và không một lời giải thích nào từ tụi nó được nghe cả. Lại nói đến vấn để “giải quyết nỗi buồn cá nhân”, thời tụi mình còn có một câu chuyện oái oăm mà không muốn nhắc lại nhưng hôm nay mình sẽ lấy hết can đảm để nói lên những lời từ đáy lòng. Mình không nhớ câu chuyện đó diễn ra chính xác vào năm nào nữa, có một lần thằng bạn cùng lớp mình xin đi vệ sinh và nó đi…hết tiết luôn. Một pha trốn tiết hơi ngáo ngơ và kết quả là nó bị phạt còn lớp mình “phát sinh” thêm một nội quy mới – đi vệ sinh đúng giờ quy định. Làm gì có ai kiểm soát được hoạt động sinh học của bản thân nhỉ. Nếu có thì cũng chả ai dám cổ xúy cho việc đấy đâu. Nếu có học sinh nào dám hỏi lại là cô có thể làm mẫu cho em không thì tới công chuyện luôn đấy. Giáo viên bị cháy giáo án xin thêm giờ của học sinh thì được, vậy tại sao học sinh xin chút thời gian để giải quyết các nhu cầu cơ bản của học sinh thì không. Đồng ý là do có một học sinh vi phạm mà các thầy cô không có biện pháp răn đe thì chắc loạn mất, nhưng cô đã phạt bạn ý trước mặt cả lớp rồi thì sao còn phát sinh thêm cái nội quy vô lý như vậy chứ.
3.Những hình phạt và cách phạt mà trong phim chắc cũng đếch có.
Theo quan điểm của mình, nếu khen thì khen trước nhiều người, còn chê thì chỉ chê ở chỗ chỉ có hai người thôi. Còn đây các thầy cô cứ gọi ra trước lớp mà đay nghiến, bêu xấu trước bao nhiêu người, thế thì gọi là triệt hạ rồi chứ phạt gì tầm này nữa. Những lỗi nặng hơn và mang tính tập thể hơn thì được nhắc tên trước toàn trường. Ôi có những lần không chỉ một mình học sinh bị phạt thấy tủi thân đâu mà cả lớp còn nhục thay đấy chứ. Tuần nào mà lớp mình có nhiều đứa vi phạm nội quy, làm cho điểm thi đua của lớp đứng bét bảng hay áp chót là y như rằng buổi thứ 2 chào cờ tuần sau nhục mặt luôn. Tiết chào cờ nào của trường mình cũng có chuyên mục đọc điểm thi đua hàng tuần, lớp nào đứng nhất thì quả là vinh dự, còn mấy lớp đội sổ thì kiểu gì cũng bị nhắc tên đi nhắc tên lại nhiều lần khiến ai cũng nhớ mặt đặt tên luôn ý. Việc triệt hạ học sinh kiểu này sẽ dẫn đến hai trường hợp: Đối với những học sinh có thành tích kém mà bêu xếu như thế sẽ rất dễ gây tâm lý e ngại trước đám đông, việc phát biểu đối với các bạn còn khó khăn, đây lần đầu đứng lên trước đám đông thì cứ như đứng trước vành móng ngựa ý thì ai chịu được, còn đối với mấy đứa nghịch, việc cả trường ai cũng biết nó nghịch rồi thì nó cần gì phải ngoan nữa, ngoan cho ai xem, phải mình thì mình quậy tung trường lên cho thầy cô từng bừng luôn (cái này đùa đấy?).
Lại nói đến đứa em và câu chuyện dở khóc dở cười của nó, qua câu chuyện này mình chợt nhận ra là…con em mình không hề nhớ sinh nhật mình nhưng không bao giờ quên sinh nhật của các thầy cô chủ nhiệm trong suốt 8 năm đi học luôn. Cái này thì mình hoàn toàn hiểu, mấy ngày như 20/11 hay sinh nhật thầy cô mà không nhớ, không chuẩn bị chút “quà quê” thì cũng có chút thất lễ đấy (cái này mình đã từng trải qua ở thời cấp 1, cấp 2 nên biết đôi chút) . Điều đó có thể khiến điểm Văn hay điểm Toán tụt kha khá đấy chứ đùa. Vì quan niệm của thầy cô luôn là những đứa viết văn hay, làm toán giỏi thì luôn được cho là rất thông minh. Còn mấy đứa giỏi Sử hay Địa thì có bao giờ được đánh giá cao đâu. Dù có cố gắng thi đỗ trường chuyên đi chăng nữa thì trong mắt các cô tụi nó cũng chỉ có cái mác trường chuyên thôi, chứ không có năng lực, không thông minh. Khổ nhất là mấy đứa đá bóng hay hay giỏi tin học (chơi game giỏi) thì trong mắt thầy cô luôn là những đứa “ngu si tứ chi phát triển” hay chỉ biết chơi game không được tích sử gì, sau này thì cũng thành thứ cặn bã của xã hội. Có tới tận 7 loại hình thông minh mà, tại sai các thầy cô lại quá cảm tính trong việc đánh giá học sinh như vậy.
Theo tiến sỹ giáo dục Vũ Thu Hương: “Trẻ không bị phạt sẽ rất dễ nảy sinh tính coi thường người lớn, coi thường kỉ luật và các qui tắc lễ phép”. Nhưng xin thưa rằng phụ huynh bây giờ họ hiểu biết lắm. Cái họ quan tâm cách phạt và cả cách khen thưởng học sinh của thầy cô nữa cơ. Giáo dục đi đôi với thành tích chứ giáo dục không lệ thuộc vào thành tích. Nhìn sâu hơn về hôi chứng bệnh thành tích của cả giáo viên và học sinh, chúng ta sẽ thấy nhiều hạt sạn to đùng của giáo dục Việt Nam. Điển hình như một “tiến sỹ” nào đó của VTV hay sao ý nhỉ, chắc chú đấy giỏi toán và viết văn siêu lắm nhưng khi bị các anh công an giao thông kiểm tra thì lại gân cổ lên chửi : “Bố mày là tiến sỹ đấy”.
Xin lỗi vì quả ảnh không mấy liên quan lắm, nhưng vì nó tấu hài nên mình nghĩ nó sẽ thích hợp cho mấy bài tấu hài kiểu này??
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0